Làm thế nào để nâng cao kỹ năng ứng xử trong xã hội cho trẻ?

Có một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm hiện nay đó là “Làm thế nào để nâng cao kỹ năng ứng xử trong xã hội cho trẻ?” . Con bạn đang sống trong một xã hội phức tạp. Rất nhiều tình huống có thể xảy ra với các con, và có vài điều luôn đúng với trẻ mà bạn nên lưu ý: tất cả các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng có thể những giọt nước mắt hay sự tức giận của bạn sẽ làm tổn thương con, và sự tuyệt vọng của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của con cái. Hầu hết trong số chúng ta đều khát khao có một người bạn tri kỉ.

Rất nhiều luồng thông tin đã trở nên xô bồ hơn đối với trẻ em trong thời buổi hiện tại, đơn cử như những phương tiện truyền thông đã mang trẻ đến thế giới với những sự việc, sản phẩm hay hành động chỉ dành cho người lớn mà khi ở tuổi con trẻ thì điều đó là không phù hợp. Con cái chúng ta thì không ý thức được điều này, chúng chỉ hành động theo bản năng và quan tâm đến việc làm thế nào để có thể chơi hòa hợp được với những đứa trẻ cùng độ tuổi.

May mắn thay, những đứa trẻ ngoan thường có những lựa chọn lành mạnh ngay cả trong bối cảnh tình huống vô cùng khó khăn. Tuy nhiên khi trẻ em có một gia đình tràn đầy tình yêu thương và một sự khởi đầu rất tốt thì chúng vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn để có thể có định hướng và lối đi đúng đắn trong một xã hội đầy rẫy những điều phức tạp. Dưới đây là một số ý tưởng để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để giúp con bạn phát triển kỹ năng ứng xử rất cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay?” mà bạn nên tham khảo:

  1. Nuôi dưỡng những kỹ năng xã hội từ thời thơ ấu.

Nuôi dưỡng kỹ năng ứng xử xã hội tốt từ thời thơ ấu cho trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đạo đức, lối cư xử của trẻ trong tương lai, và cần thiết hơn việc học kiến thức.

14495-Father-And-Kids

Hãy dành thời gian để dạy con những điều căn bản

  1. Hỗ trợ con xây dựng tình bạn.

Cổ vũ và củng cố con xây dựng và phát triển tình bạn của mình. Nói chuyện về con, nhắc nhở con và tạo ra cơ hội để chơi với con. Hãy nhớ rằng trẻ em hay bị nghiêm trọng hóa vấn đề khi không hài lòng với người khác, cũng giống như nhiều trường hợp của người lớn. Điều đó không có nghĩa con nhất thiết phải kết thúc tình bạn của mình, chỉ là con cần sự giúp đỡ để được đả thông tư tưởng, hiểu rõ vấn đề con đang gặp phải là gì để giải quyết cho hiệu quả.

  1. Bố mẹ chính là hình mẫu của con.

Hãy nhớ rằng con bạn sẽ đối xử với người khác như bạn đối xử với chúng. Điều hiển nhiên rằng sự tôn trọng giữa mọi người phải luôn luôn tuân thủ. Bạn không nên chỉ trích con cái trước mặt người khác, đặc biệt là trước bạn bè của con mà bạn nên tìm cách tế nhị để trò chuyện với con của bạn và những đứa trẻ khác về cách mà chúng đang đối xử với nhau để giải quyết những mâu thuẫn chúng đang gặp phải.

Bố mẹ chính là hình mẫu lý tưởng của các con

  1. Hãy dạy con rằng: Ai cũng là người quan trọng.

Tất cả các bậc phụ huynh đều phải lựa chọn môi trường sống cho gia đình, do đó không tránh khỏi những va chạm với những tình huống xấu. Tuy nhiên bạn phải luôn chú ý quan sát xung quanh, và phải liên tục học tập những phương pháp hay mà những bậc phụ huynh khác giáo dục con mình.

Con sẽ học tập từ những người con cho là hình mẫu, hãy khen ngợi con khi con làm tốt, và hãy dạy con cách tôn trọng mọi người xung quanh mình. Bạn không thể tỏ ra nổi nóng với người khác trước mặt con mình, vì chúng sẽ bắt chước hành động của bạn với người khác. Khi trẻ lớn lên, bạn sẽ phải chấp nhận rằng con đã lớn, và coi trọng những ý kiến của con mà không được áp đặt suy nghĩ của mình. Ngược lại, phải dạy con kỹ năng ứng xử rằng chúng phải tôn trọng và lễ phép với người lớn. Trẻ em và thanh thiếu niên đang chuẩn bị giai đoạn dậy thì càng cần phải nhắc nhở kĩ hơn về điều này, và cần dạy bảo chúng về cách xử lý khi gặp những tình huống khó xử

  1. Hãy giúp con sửa chữa sai lầm trong những mối quan hệ.

Nhiều người trong số chúng ta dạy con rằng khi có rắc rối thì cứ xin lỗi ngay. Tuy nhiên trong thực tế, lời xin lỗi quá sớm có thể sẽ khiến đối phương cảm thấy không chân thành và có thể  gây ra ác cảm với những đứa trẻ khác. Hãy dạy con phải biết cách sửa sai bằng hành động. Xin lỗi là một kỹ năng tốt mà không dễ dàng khi dạy được trẻ văn hóa này. Hãy để cho trẻ học tập từ chính bạn. Nếu bạn không bao giờ xin lỗi khi bạn làm sai, thì con bạn cũng sẽ như vậy. Nếu bạn biết cách xin lỗi ân cần và thường xuyên khi bạn làm người khác buồn hoặc làm sai điều gì đó thì con bạn sẽ nhìn vào và noi gương. Đây chính là bí quyết để dạy trẻ em học cách xin lỗi mà không khiến chúng cảm thấy nặng nề.

bé thông minh

Hãy dạy con kỹ năng ứng xử: biết nói lời cảm ơn, biết nói câu xin lỗi

  1. Hiều và dạy con các kỹ năng về trí tuệ cảm xúc.

Theo Howard Gardner, Giáo sư về Nhận thức và Giáo dục tại trường Đại Học Harvard:  mỗi chúng ta sở hữu nhiều Trí Thông minh, và mỗi người có cách thể hiện khác nhau, trí thông minh không phải là điều bất biến, nó có thể thay đổi lên hoặc xuống tùy vào cách chúng ta phát triển nó.

Trí thông minh nội tâm/cảm xúc cần thiết trong tất cả các mối quan hệ. Đơn cử như trẻ cần phải biết kiềm chế cái “tôi” cá nhân để hòa hợp với mọi người, để có thể chơi cùng với các bạn. Hiểu được vấn đề này, trẻ sẽ phát triển tốt và có những cư xử đúng đắn với mọi người xung quanh.

Bạn có cùng chung mối quan tâm muốn nâng cao những kỹ năng sống cho con trẻ? Hãy ĐĂNG KÝ học FasTracKids để trải nghiệm sự THAY ĐỔI CỦA CON. Là chương trình Phát triển Tư duy và Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ nhỏ tốt nhất đến từ Hoa Kỳ dành cho những phụ huynh tâm huyết  đang tìm kiếm các phương pháp giúp cho các con của mình THÀNH CÔNG TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ CUỘC SỐNG. 

Chương trình giúp trẻ nắm bắt cơ hội và phát huy hết tiềm năng của bản thân trong giai đoạn vàng của não bộ từ 4 đến 8 tuổi. Lớp học Khám phá miễn phí là cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu thông tin tốt nhất.

Lượt đọc: 1,088