18 lời khuyên cho cha mẹ giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc sớm (Phần 1)

Giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc để có kiến thức và hiểu biết là rất cần thiết  vì trẻ em trong thế giới hiện đại ngày nay thường tiếp xúc với tiền từ rất sớm. Con trẻ thường học hỏi về tiền bạc từ cha mẹ, nói một cách khác thì cha mẹ chính là những “thầy cô giáo đầu tiên” dạy trẻ về tài chính. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi gửi đến cha mẹ 18 lời khuyên để giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc sớm một cách hiệu quả nhất.

Giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc sớm bằng những việc dưới đây

1.Hãy cho trẻ làm quen với tiền bạc ngay khi trẻ có thể đếm. Việc làm đi làm lại và quan sát người lớn làm chính là 2 cách để trẻ học

2. Khi trẻ lớn hơn chút nữa hãy nói chuyện với trẻ về những giá trị liên quan đến tiền bạc, cách để tiết kiệm tiền, cách để tiền có lãi. Và quan trọng nhất là dạy trẻ làm thế nào để chi tiêu một cách khôn ngoan.

3. Giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc qua tìm hiểu sự khác nhau giữa nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng. Điều này sẽ giúp trẻ ra những quyết định đúng đắn trong tương lai.

trẻ tìm hiểu về tiền bạc
 
4. Thiết lập mục tiêu là khái niệm cơ bản giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc: giá trị của tiền cũng như cách để tiết kiệm. Tất cả mọi người dù già hay trẻ cũng ít khi chạm tới những mục tiêu mà họ không có. Tất cả những đồ chơi hay những mặt hàng khác mà trẻ mong muốn từ cha mẹ đều có thể trở thành đối tượng để thiết lập các mục tiêu. Việc dạy trẻ tiết kiệm để đạt được mục tiêu đề ra rất có ích trong việc tạo động cơ cho trẻ. Việc thiết lập các mục tiêu tốt để đạt được đồ chơi hay tiết kiệm sẽ giúp trẻ trở thành một người có trách nhiệm trong tương lai.
 
5.Rèn luyện cho trẻ cách tiết kiệm thay vì chi tiêu, sử dụng. Hãy giải thích và đưa các ví dụ chứng minh khi nói về các khoản lãi suất có thể nhận nếu gửi tiền. Hãy giúp trẻ tìm hiểu và tính toán một chút về các khoản lãi suất kỳ diệu trẻ có thể nhận khi tích lũy, tiết kiệm tiền. Sau này trẻ sẽ nhận ra rằng, con đường nhanh nhất để có một quỹ tín dụng tốt chính là lịch sử của những lần tiết kiệm thành công một cách thường xuyên.
 
6. Khi cho trẻ tiền tiêu vặt, hãy cho trẻ tiền với nhiều mệnh giá khác nhau để khuyến khích trẻ tiết kiệm. Ví dụ như cho trẻ 50.000 đ, hãy chia nhỏ số tiền đó ra như 5 tờ 10.000 đ chẳng hạn. Sau đó cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tiết kiệm một phần trong khoản tiền đó.
trẻ tìm hiểu về tiền bạc
7. Hướng trẻ dùng tiền để mua những thứ không thể chi tiêu ngay lập tức như trái phiếu tiết kiệm của chính phủ, thẻ tích điểm …. Những thứ này khiến trẻ phải tích lũy trong một thời gian trước khi mang ra sử dụng. Việc làm này giúp trẻ sẽ củng cố kiến thức về cách tiết kiệm cũng như cách để thiết lập mục tiêu.
8. Hãy thiết lập một hệ thống tài khoản liên kết tín dụng giữa tài khoản của bạn và tài khoản tiết kiệm của trẻ. Bắt đầu thói quen tiết kiệm từ sớm chính là một trong những chìa khóa để thành công. Cũng đừng từ chối nếu trẻ muốn rút một phần tiền trong tài khoản đó để mua những thứ trẻ thích vì hành động đó có thể khiến trẻ không còn hứng thú với tài khoản tiết kiệm chung nữa.
 
9.Lưu giữ lại giấy tờ của các khoản tiết kiệm hay chi tiêu là một thói quen tốt. Trẻ có thể cho nó vào những phong bì nhỏ theo tháng và bỏ vào một phong bì lớn cho cả năm. Hãy thiết lập thói quen này từ nhỏ, khuyến khích trẻ giữ lại hóa đơn, biên lai từ tất cả các cửa hàng rồi làm thành ghi chú.

( Còn tiếp phần 2)

Những bậc cha mẹ của thế kỷ 21 đều hiểu rằng những thứ quan trọng ta thừa kế cho con cái không phải là của cải vật chất hay tiền bạc mà chính là tư duy tài chính thông minh và khả năng phán đoán, ra quyết định khôn ngoan nhất trong tài chính và trong cuộc sống. Hãy bắt đầu giúp trẻ tìm hiểu về tiền bạc cùng Chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính dành cho bé từ 7 – 9 tuổi. ĐĂNG KÝ ngay hôm nay cho con bạn để có cơ hội nhận một buổi học MIỄN PHÍ chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính FSC.

Lượt đọc: 633