Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ: những điều cần biết

Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là vấn đề bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng quan tâm. Có nhiều điều khiến phụ huynh thường băn khoăn như liệu con mình đã ăn đủ chất chưa, con mình có đang biếng ăn hoặc cần giảm cân hay không… Những hướng dẫn sau đây có thể nói là những kiến-thúc-phải-biết và sẽ trở thành những công cụ đắc lực giúp bố, mẹ giải bài toàn khó trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

 

1. Ăn theo khẩu vị

Với những giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể trẻ lại đòi hỏi việc hấp thu những chất không giống nhau. Phụ huynh hoàn toàn có thể tin tưởng vào khẩu vị của trẻ trong việc “định hướng” ăn uống. Ăn đủ chất rất quan trọng, nhưng ăn ngon miệng cũng quan trọng không kém. Chế biến món ăn sao cho vừa với khẩu vị của trẻ sẽ làm trẻ thấy ngon miệng. Hãy “hấp dẫn” trẻ một cách tự nhiên bằng khẩu vị của trẻ!

2. 5 chất dinh dưỡng cần thiết

Phụ huynh nào cũng biết rằng để phát triển, trẻ cần hấp thụ đủ 5 chất dinh dưỡng, tuy nhiên định lượng của mỗi chất ra sao thì dường như có ít sách vở nào đề cập đến. Bí quyết ở đây là phụ huynh cung cấp thức ăn, còn trẻ sẽ tự “định lượng” lượng thức ăn cần thiết. (Bí quyết này được gọi là phân chia trách nhiệm)

  1. Chất đạm bồi bổ cơ thể và giúp trẻ khỏe mạnh. Bố, mẹ có thể sử dụng đậu Hà Lan và các loại đậu khác (kể cả đậu nguyên hoặc đậu xay trong hộp), trứng, cá, thịt gà, thịt lợn, sữa, sữa chua và pho mát.
  2. Rau và hoa quả có chứa các chất bổ dưỡng và chất xơ, rất quan trọng cho một có thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài. Rau củ càng màu sắc càng tốt, ví dụ như là đậu xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua, rau chân vịt và dưa chuột (cả vỏ), hay đào, mơ, lê và táo (rửa hoa quả sạch và để nguyên vỏ).
  3. Tinh bột cung cấp năng lượng. Càng nhiều chất xơ thì năng lượng càng đốt chậm. Thức ăn chưa tinh bột có thể liệt kê như: bánh mì, gạo nguyên hạt, cháo thịt, pasta, bánh mì ngô, bánh trứng và bánh ngô ít đường.
  4. Chất béo có lợi với axit béo không bão hòa đa bổ ích cho não và tế bào thần kinh. Các quả bơ, và dầu thực vật làm từ quả ô liu (chú ý không rán già, vì liên kết trong chất béo không bão hòa rất dễ bị phá vỡ)
  5. Nước trắng là nguồn chất lỏng tốt nhất đối với cơ thể mà lại rẻ nhất và có sẵn. Công thức cho nước sinh tố bổ dưỡng chính là nước quả pha với nước trắng theo tỷ lệ 1:1.

3. Những thức ăn nên tránh

Để trẻ dùng tráng miệng sau mỗi bữa ăn, hoa quả là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Nếu như bố, mẹ muốn một bữa ăn đặc biệt hơn, có thể cho trẻ dùng kem vani hoặc là bánh mì chuối. Những đồ ngọt như sô cô la, kẹo bánh chỉ nên dành cho những dịp đặc biệt như ngày sinh nhật.

  1. Hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thu các loại thức ăn có nhiều muối, đường, hoặc caffeine (ở trong các đồ uống cola). Các đồ uống có ga và nước quả không những đắt tiền, có nhiều đường mà lại làm hại men răng. Nếu bạn muốn cho trẻ dùng nước quả, hãy pha với nước theo tỷ lệ 1:1.
  2. Thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh không những có ít chất xơ và dinh dưỡng mà còn có hàm lượng đường và chất béo cao. Thức ăn loại này bao gồm khoai tây chiên, bánh rán, bánh quy, bánh ngọt, sô cô la và kẹo  ngọt. Chất béo trong các loại thức ăn này là loại chất béo có “độc” cho sức khỏe (trans fat). Hãy nói không với các loại thức ăn độc hại này và cho trẻ nhà bạn ăn các loại snack bổ dưỡng như cà rốt và đậu xắt nhỏ trộn trong cốc.

4. Trẻ sẽ bắt chước người lớn

Trẻ quan sát cách người lớn ăn uống. Vì thế phụ huynh hoàn toàn có thể giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt bằng cách xây dựng một tấm gương tốt. Có con nhỏ chính là thời điểm tốt để người lớn có thể từ bỏ một hai vài loại thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Việc loại bỏ bánh quy và khoai tây đóng gói ra khỏi tủ lạnh nhà bạn sẽ là một cuộc Cách mạng trong ăn uống cho cả gia đình đấy!
Với những món mới lạ đối với trẻ, đôi khi trẻ cần phải được người lớn “dụ dỗ” từ 6 đến 10 lần mới chịu nếm nếm tí chút và quen dần với món ăn. Nếu trẻ thấy người lớn cùng ăn sẽ rất tốt, tuy nhiên nếu bạn chưa thành công, có thể thử lại món đó sau từ 3 tới 6 tháng.

5. Lo lắng : Dinh dưỡng – thừa hay thiếu?

Thấu hiểu cách giao tiếp giữa “bụng dạ” và bộ não sẽ giúp bạn giải quyết những lo lắng xung quanh chuyện ăn uống.

Một cậu bé đang ăn uống rất uể oải

      1. Phản ứng chậm chạp. Bộ não chỉ nhận ra rằng ta đã “no nê” khi thức ăn chạm dạ dày được… 20 phút.
      2. Đồng hồ sinh học. Cảm giác về đói một phần được chi phối bởi đồng hồ sinh học của trẻ em – trẻ đã được ăn bao nhiêu vào hôm qua và ăn lúc nào. Một bữa ăn “hoành tráng” theo giờ nhất định một cách thường xuyên sẽ khuyến khích trẻ ăn tương tự vào bữa sau. Bố, mẹ hoàn toàn có thể khuyến khích trẻ lười ăn bữa chính vàăn thêm các bữa ăn nhẹ khác trong ngày. Mặt khác, sắp xếp bữa ăn nhẹ một cách khoa học cũng là một cách tốt để giảm ăn trong các bữa chính.

Nhờ những hiểu biết đó, cha mẹ sẽ có giải pháp để “đối phó” với 2 vấn đề lớn sau của trẻ:

Ăn quá đà?
Nếu bậc phụ huynh đang lo lắng về việc con mình có xu hướng ăn uống quá đà, sau đây là một số cách giúp kìm hãm việc ăn uống lại:

  • Chia phần ăn bình thường của trẻ ra làm đôi và cho trẻ ăn từng phần một, mỗi phần cách nhau 10 phút. Điều này sẽ cho não có thời gian kịp nhận tín hiệu “no nê” từ dạ dày.
  • Cho trẻ ăn những thức ăn nhiều dinh dưỡng nhất trước (thuần đạm và rau củ) (đây còn được gọi là “thứ tự dinh dưỡng”). Trẻ không cần phải ăn hết tất cả nhưng chỉ cho trẻ ăn một phần nhỏ carbonhydrat tinh bột (như pasta, bánh mì hoặc khoai tây) sau khi trẻ đã ăn xong các thức ăn dinh dưỡng. (Nếu như bày tất cả cùng lúc, trẻ sẽ đánh chén bánh mì và pasta no nê trước khi đụng tới các thức ăn dinh dưỡng khác)

Biếng ăn
Phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy con mình lười ăn vào các bữa chính. Nếu trẻ nhà bạn có xu hướng ngồi lỳ trong 5 phút rồi mới bắt đầu uể oải ăn uống thì bạn có thể áp dụng những “chiến lược” sau:

  • Áp dụng thứ tự dinh dưỡng để khuyến khích trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng nhất trước.
  • Để trẻ ăn càng nhanh càng tốt (để dạ dày không kịp gửi tín hiệu “no nê” tới não). Đồng hồ sinh học cũng có tác dụng. Nếu phụ huynh cho trẻ ăn đúng giờ mỗi ngày, trẻ sẽ cảm thấy thèm ăn vào đúng giờ đó.

6. Bảy lời khuyên cho một bữa ăn ngon miệng

Một cậu bé đang ăn dưa hấu một cách sung sướng

  1. Thư giãn, thư giãn và thư giãn trong giờ ăn. Kể cả khi trẻ không chịu ăn uống.
  2. Thay đổi mỗi ngày. Ngồi cùng một nơi, ăn cùng một giờ có thể làm các thành viên trong gia đình phát ngán. Một buổi cắm trại tại sân sau hoặc những địa điểm khác có thể khiến việc ăn uống không nhàm chán.
  3. Cố gắng không nhượng bộ khi trẻ không muốn ăn những thức ăn đã chuẩn bị mà muốn ăn những thức ăn khác
  4. Không cho trẻ ăn ngoài giờ ăn chính hoặc giờ ăn nhẹ đã quy định.
  5. Giờ ăn nhẹ nên cách xa một khoảng thời gian vừa đủ cho bữa ăn chính (cách ít nhất nửa tiếng cho tới 1 tiếng)
  6. Vào bữa tối, cố gắng cho trẻ ăn những thức ăn giàu đạm và rau củ màu mè trước, khi trẻ đói nhất.
  7. Phụ huynh nên giữ thái độ bình tĩnh, cứng rắn và nhất quán trong phương pháp giáo dục trẻ.

7. Luyện tập sức khỏe

Đi bộ, chạy bộ, nhảy cao, leo trèo và chơi đùa giúp con bạn có hệ cơ xương khỏe mạnh, đồng thời tăng sự khéo léo, tinh nhanh cho trẻ. Đặc biệt, tập luyện hợp lý còn giảm nguy cơ tăng cân, béo phì, bệnh tim, ung thư, đái đường.

8. Lưu ý về ảnh hưởng của tivi

Thừa cân không tốt cho sức khỏe và cũng mang nhiều phiền toái – đặc biệt là thừa cân ở trẻ em. Ăn vặt khi xem tivi là một trong những thủ phạm chính gây ra chứng béo phì của trẻ em. Phụ huynh nên giới hạn thời gian xem tivi là 30 phút, sau đó là các hoạt động ngoài trời (như là đi bộ trong công viên). Cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ bổ dưỡng như chuối, cà rốt xắt miếng hoặc các loại rau củ là tốt nhất.

Lượt đọc: 10,822