Nguyên nhân gây lo lắng ở trẻ em

Trẻ em đã trải qua sự lo lắng của những ngày đầu đến trường, khi trẻ gặp những người bạn mới hay phải mang những phiếu đánh giá không tốt về nhà cho cha mẹ xem, đây là những điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sự lo lắng có thể trở thành nguyên nhân gây suy nhược tinh thần trẻ khi chúng bắt đầu ảnh hưởng tới khả năng thành công của trẻ trong trường học và việc gắn kết, duy trì tình bạn.

Sự chia tách

Một vài trẻ em trở nên lo lắng cực độ khi phải chia tách bố mẹ. Trẻ cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi phải rời khỏi bố mẹ để tới trường, đi cắm trại hay đơn giản là tới nhà một người bạn mới để chơi. Có thể con trẻ nghĩ có điều chẳng lành sẽ xảy ra với bố mẹ mình. Theo Trung tâm thông tin sức khỏe Quốc gia của Mỹ, trong 25 đứa trẻ sẽ có 1 trẻ cảm thấy lo lắng vì sự chia tách.

Chấn thương

Một nguyên nhân khác cũng gây ra sự lo lắng ở trẻ là những chấn thương. Khi đứa trẻ trải qua một chấn thương tâm lý nào đó, chúng có thể tự phục hồi mà không cần đến sự giúp đỡ quá nhiều của phụ huynh. Tuy nhiên, có những trường hợp cần sự can thiệp của liệu pháp chuyên nghiệp. Một số chấn thương có thể gây ra sự lo lắng lâu dài như tai nạn xe hơi nghiêm trọng, cái chết của phụ huynh hay trẻ bị lạm dụng… Những điều này có thể khiến trẻ hồi tưởng, gặp ác mộng, ám ảnh và trở nên buồn rầu, cáu gắt.

Nỗi ám ảnh

Trẻ có thể bị ám ảnh bởi một thứ gì đó cụ thể như vi trùng, một con số trở thành suy nghĩ ám ảnh hay những hành vi có xu hướng ép buộc, chúng dẫn tới sự lo lắng hỗn loạn mà người ta gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một đứa trẻ cảm thấy bị ám ảnh bởi một cái gì đó vượt ra ngoài tầm của soát của trẻ ở khu vực khác. Ví dụ, một đứa trẻ trải qua chấn thương và bắt đầu nghĩ rằng con số 5 sẽ giúp mình làm được điều gì đó. Vì thế chúng luôn sắp đặt công việc của mình với con số 5 để ngăn chặn điều xấu tái diễn: bước qua cửa 5 lần trước khi rời nhà, đọc 5 cuốn sách trước khi đi ngủ hay hôn cha mẹ 5 lần trước khi đi đến nhà một người bạn.

Nỗi sợ hãi cụ thể

Thêm một nguyên nhân của sự căng thẳng ở trẻ là nỗi sợ hãi cụ thể. Ví dụ trẻ bị chó cắn lúc 3 tuổi và sau đó luôn thấy hoảng loạn khi nhìn thấy một chú chó. Trẻ có thể băng qua đường bất cứ lúc nào và đi vội qua một ngôi nhà có chó ở trong sân (điều này khá nguy hiểm) hoặc trẻ sẽ không dám chơi ở nhà bạn nào có nuôi chó… Nó có thể trở thành sự ám ảnh to lớn và cản trở trẻ có cuộc sống bình thường.

Sự căng thẳng

Sự căng thẳng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự lo lắng ở trẻ. Một đứa trẻ không ngừng lo lắng và trở nên căng thẳng từ những cái nhỏ nhặt có nhiều khả năng là biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và chúng thường có phản ứng mạnh mẽ hơn những đứa trẻ khác. Điều này có ảnh hưởng khá lớn tới sự giao tiếp, kết bạn và phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vậy, phụ huynh hãy dành nhiều thời gian để gần gũi, quan sát biểu hiện của con. Nếu trẻ lo lắng hãy nhẹ nhàng hỏi lý do và chia sẻ với con trẻ để chúng thấy thoải mái và tự tin hơn.

Theo Livestrong

Lượt đọc: 2,359