6 cách để tạo động lực cho trẻ em (Phần 1)

Tại sao người lớn thường khó khăn trong việc khuyến khích tạo động lực cho trẻ con? Là cha mẹ chúng ta phải luôn vui vẻ , luôn hào hứng để động viên và làm gương cho con. Nhưng một sự thật đơn giản là những nỗ lực của bạn đôi khi lại là những căn cứ để trẻ chống lại bạn. Điều tồi tệ, những sự động viên con em mình thường biến thành một cuộc đấu tranh quyền lực. Có điều gì đó bị  nhầm lẫn giữa động viên và kì vọng quá cao dẫn đến áp đặt con đạt những kết quả cao.

Nếu bạn đã nhận được những chia sẻ về suy nghĩ của con, hãy cố gắng thấu hiểu và đứng trên góc độ của con để chia sẻ. Nếu con có những suy nghĩ chệch hướng, với vai trò là phụ huynh bạn hãy dạy con giữ bình tĩnh và định hướng đúng đắn con đường của con mình. Trong thế giới thực, nếu bạn không hoàn thành công việc, bạn sẽ không được trả tiền. Cũng như vậy đối với con trẻ, nếu con không làm tốt công việc hay bài tập trên lớp con sẽ không được khen, thậm chí còn bị phạt. Phải phân tích cho con hiểu rõ rằng “tay làm thì hàm nhai, tay quai thì miệng trễ” – tức là phải lao động, phải học tập mới mong có kết quả tốt.

Điểm mấu chốt là bạn không thể ép buộc con có động lực được. Vai trò của bạn là truyền cảm hứng và ảnh hưởng bằng những hành động và tư duy tích cực của mình.

Là cha mẹ, chúng ta thường nghĩ rằng mình có trách nhiệm đối với kết quả hành động của các bé trong cuộc sống, nhưng sự thật thì con của bạn là người chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của riêng mình. Nhưng vì chúng ta nghĩ rằng thành công của trẻ em “phụ thuộc” vào chúng ta nên chúng ta thường hay bị nhầm lẫn giữa đưa ra lời khuyên và áp đặt. Chúng ta nghĩ rằng phải kiểm soát trẻ, vì vậy ta thường đi sâu vào những điều riêng tư của trẻ mà không suy nghĩ nhiều. Chúng ta nghĩ rằng cần phải tạo động lực cho con cái để đạt những mục tiêu trong cuộc sống, nhưng khi “tạo động lực” nhầm lẫn với “áp đặt” sẽ dẫn đến những phản ứng chống đối. Con bạn có thể làm theo mệnh lệnh của bố mẹ để làm hài lòng bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng phục trong lòng.

bé thông minh

Hãy truyền niềm đam mê thay vì áp đặt việc học tập cho con

Chúng ta đang cố gắng tạo động lực cho con trẻ.

Trên thực tế một số trẻ em có ít động lực hơn những người khác. Có những đứa trẻ thông minh nhưng người nhận được những điểm D và F. Một số ngồi trong lớp học nhìn chằm chằm vào không gian không tập trung vào bài giảng mặc dù giáo viên nỗ lực rất nhiều. Có thể đứa trẻ đã quên đi nhiệm vụ của mình là học tập. Hoặc đứa trẻ không quan tâm đến bất cứ điều gì và không có sở thích thật hay niềm đam mê học tập. Có thể con bạn từ bỏ một cách dễ dàng hay không muốn thử thách. Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của bố mẹ và thầy cô dành cho, trẻ vẫn còn bị mắc kẹt hoặc đang bắt đầu tụt hậu. Khi bạn cảm thấy lo lắng về trẻ, bạn cố gắng động viên con, gỡ bỏ những kìm kẹp mà chính bố mẹ đã áp đặt lên con để bé có thể thoải mái tư duy và phát triển trí tuệ cũng như tinh thần. Hãy nhớ rằng “động viên” khác hẳn “áp đặt”.

Hãy tự đặt ra những câu hỏi này:

  • Sự lo lắng của bạn khiến bạn phải cằn nhằn, ức chế, áp đặt cho con. Điều đó thực sự tốt không?
  • Khi bạn thất vọng bạn có la hét, gào thét, trừng phạt con không? Con cái sẽ phản ứng tích cực hay tiêu cực?
  • Bị stress về công việc, về con cái, có bao giờ bạn về nhà và gây mâu thuẫn với vợ hoặc chồng mình? Việc này có giải quyết được vấn đề không hay chỉ làm vấn đề trở nên rắc rối?
  • Bạn bất an với bảng điểm của con mình, cố gắng tìm ra nguyên nhân học kém của con và đau đầu để suy nghĩ làm sao để con thay đổi và có thêm động lực?

Nếu bạn thấy mình đang làm bất kỳ điều gì ở trên, có thể con bạn đang nhìn vào những hành động ấy và lấy đó làm lý do chống lại bạn. Rõ ràng rằng: Mặc dù con có cãi lại bạn hay làm theo những gì bạn ép buộc thì kết quả cuối cùng là trẻ vẫn không có thêm động lực mà chỉ làm ức chế tinh thần ở trẻ. Sau cùng, bạn có thể có được những mục tiêu bạn muốn ở con, nhưng mục tiêu của bạn là giúp anh ta có động lực vẫn là một thực tế quá xa vời.

– Theo Debbie Pincus, MS LMHC

Đọc tiếp PHẦN 2

Đọc tiếp PHẦN 3

Là bố mẹ, ai cũng mong con mình ngày càng tiến bộ, chăm ngoan và ý thức trong công việc cũng như học tập. Ngay bây giờ bố mẹ hãy TÌM HIỂUĐĂNG KÝ chương trình FasTracKids – Làm giàu kiến thức, Phát triển tài năng để trở thành các Nhà Lãnh đạo tương lai cho trẻ 4-8 tuổi để trao tặng cho con một khởi đầu tốt đẹp nhất!

 

Lượt đọc: 4,157