Phát triển khả năng nghe Tiếng Anh của bé qua 5 bài tập cơ bản

Tất cả những gì chúng ta nghe thấy đều định nghĩa cho thế giới xung quanh.

Cho dù bạn đang nghe thấy tiếng cười của một em bé, tiếng bi bô tập nói hay tiếng ợ của một cậu bé vào tai của bạn- những âm thanh hình thành nên thế giới của chúng ta.

Lắng nghe là một phần thiết yếu của cuộc sống.

Thật không may, nhiều người chỉ quẩn quanh trong phần nói mà họ quên mất rằng lắng nghe cũng là một phần quan trọng.

Âm thanh cung cấp cho chúng ta mối liên hệ với những sự vật xung quanh, đồng thời kích thích suy nghĩ của chúng ta với những cảm xúc mới.

Trong thế giới ngôn ngữ, các âm vị và cấu trúc ngữ âm của các từ ngữ riêng biệt, các cụm từ và câu làm tăng hiệu quả giao tiếp của chúng ta. Tất cả những điều đó góp phần giúp chúng ta có được những bài diễn thuyết đầy màu sắc và cảm xúc. Vì âm thanh đóng một vai trò quan trọng đối với chúng ta, những kỹ năng lắng nghe sẽ giúp cho trẻ nhỏ sử dụng tiếng Anh một cách thoải mái và mang tính tương tác cao.

Smiling human child hand listening deaf ear gossip

Nghe tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng ở trẻ nhỏ

Tại sao rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh lại quan trọng?

Thực tế đáng buồn là trong hầu hết các lớp học tiếng Anh, kỹ năng nghe thường bị xem nhẹ, dù nó cũng quan trọng không kém so với kỹ năng nói. Trong thực tế, việc đặt ra các tình huống giao tiếp một cách phù hợp sẽ khuyến khích trẻ, ngay cả những trẻ rụt rè và ít thể hiện sẽ tham gia tích cực vào các tình huống đó.

Tại sao? Bởi lắng nghe vượt xa hơn hành động chỉ để nghe một âm thanh gì đó. Lắng nghe giống như là nghệ thuật, là cách để chúng ta kết nối với mọi người.

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả là rất quan trọng đối với người học tiếng Anh bởi vì:

Trẻ học tiếng Anh dành phần lớn thời gian rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh trái với kỹ năng đọc và viết.

Lắng nghe hiệu quả thúc đẩy hiệu quả giao tiếp.

Có được kỹ năng nghe tiếng Anh thành thạo giúp trẻ học và hiểu thông tin hướng dẫn, cho phép thực hiện và đáp ứng những yêu cầu phù hợp.

Theo trường quốc tế Frankfurt: ”Lắng nghe không phải là một quá trình thụ động: nó là một kỹ năng diễn giải bằng lời và không bằng lời của người nói để có thể hiểu được thông điệp”.

Giao tiếp là một con đường 2 chiều.

Bởi trong một cuộc hội thoại có người nói và người nghe, một cuộc hội thoại được coi là hiệu quả khi người nói truyền đạt thông điệp rõ ràng và người nghe có thể nhận được toàn bộ thông tin, hiểu được ý nghĩa của các từ trong bối cảnh liên quan, đánh giá được mục đích của người nói và trách nhiệm đối với xã hội và văn hóa theo ngôn ngữ bằng lời và không bằng lời.

Để giúp trẻ tăng sự tự tin, tăng khả năng lắng nghe tiếng Anh, đáp ứng và tương tác trong các cuộc hội thoại trong việc học tiếng, hãy giúp trẻ nuôi dưỡng sự thích thú trong việc học tiếng Anh bằng các hoạt động nghe giải trí.

DSC00541

Các lớp học tương tác với trẻ

5 hoạt động giúp làm phát triển khả năng nghe tiếng Anh của trẻ.

1. Kết hợp nghe và đọc

Trẻ nhỏ có thể nhận ra được những từ đơn. Tuy nhiên, khi những từ vựng đó được đưa vào những câu liên quan, trẻ sẽ thấy bối rối và mất thời gian để hiểu được ý nghĩa của nó. Để cung cấp cho trẻ đầy đủ những kinh nghiệm về cách sử dụng từ trong cuộc sống, hãy cố gắng lắng nghe và đọc hiểu cùng với chúng.

Sách nói rất tốt, bởi sách nói cho phép trẻ theo dõi đoạn văn trong khi nghe tiếng Anh. Bằng cách này, trẻ sẽ quen dần với tiếng Anh. Những giai điệu trong bài hát thiếu nhi hay những cuốn sách của Dr.Seuss( If I Ran the Zoo; The Cat in the Hat)  rất hay bởi các vần điệu được lặp đi lặp lại. Chưa kể đến việc đọc là vui vẻ và thư giãn.

2. Câu chuyện chính tả: Nói thành câu, không phải những từ

Tôi rất quan tâm đến việc áp dụng ngôn ngữ vào trong từng ngữ cảnh xã hội. Chính tả là một phần quan trọng trong bài giảng của tôi, tôi muốn cung cấp cho ”bài kiểm tra” dường như khó khăn này một vài gợi ý hữu ích. Thay vì việc đưa từ vựng cần học ra ngay đầu tiên, tôi thích đặt những từ vựng vào trong cùng một câu. Trẻ có nhiệm vụ xác định nghĩa của từ và đánh vần từ đó qua câu được đưa ra. Những bài tập mang tính thử thách được đưa ra muốn trẻ tập trung vào những gì được nói tới, khi nghe từ vựng và câu ….

Ví dụ: từ vựng đưa ra cho trẻ là: đẹp

Tôi nói: ”Đó là một ngày tuyệt vời để đi dạo. Vì vậy Jenny đã quyết định mặc chiếc váy đẹp để đến thăm Rose Garden”.

Thử thách cho giáo viên: sử dụng những từ vựng và câu của bạn để kể chuyện, qua đó trẻ không chỉ được rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh, mà còn được nghe câu chuyện thú vị!

DSC09791

Luôn khuyến khích trẻ nói thành câu! 

3. “Bịt mắt bắt dê”: Học cách cảm nhận.

Bạn đã bao giờ tự hỏi thế giới sẽ ra sao nếu như bạn không thể nhìn thấy nó bằng chính đôi mắt xinh đẹp của mình? Trò chơi ”Bịt mắt bắt dê” sẽ giúp trẻ cảm nhận mọi thứ bằng các giác quan khác nhau.

Kế hoạch trò chơi

  1. Chia học sinh làm 2 đội chơi.
  2. Các thành viên trong mỗi đội phải tự quyết định trưởng nhóm cho đội của mình.
  3. Các thành viên còn lại trong đội sẽ bị bịt mắt và hoàn thành một nhiệm vụ dễ dàng như: lấy một cái bút chì và đặt lên bàn của một người nào đó.
  4. Trưởng nhóm sẽ được cấp một thẻ và giúp các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
  5. Khi các thành viên trong đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cặp tiếp theo sẽ tiếp tục
  6. Đội hoàn thành xuất sắc trò chơi sẽ thắng cuộc.

4. Truyền miệng

Truyền miệng là một trò chơi dễ và tiết kiệm thời gian nhất ở trường. Trong khi phương pháp truyền miệng truyền thống là cho học sinh đứng thành hàng cũng gây hứng thú, tôi lại thích chơi trò chuyền miệng bằng cách khó hơn một như tổ chức truy tìm kho báu.

Nguyên vật liệu:

  • 20 kho báu ( Tôi thích sử dụng thẻ)
  • 20 ghi chú ( mỗi tờ miêu tả vị trí của từng tấm thẻ)

 Cách chơi:

  1. Giấu 20 tấm thẻ ở 20 vị trí khác nhau trong phòng học. Bạn có thể sử dụng tấm thẻ sẵn có hoặc những tấm thẻ tự làm. Tôi thích sử dụng những tấm thẻ bởi vì nó rất dễ cất dấu, nhưng bạn có thể sử dụng cả đồ chơi hoặc những đồ vật mà bạn muốn.
  2. Tùy thuộc vào số học sinh, có thể chia học sinh thành từng nhóm 2 hoặc 3.
  3. Chia những tấm thẻ thành 2 hoặc 3 phần. Nếu số lượng không đủ, dùng thẻ làm phần thưởng cho trẻ.
  4. Người đầu hàng cầm 1 tấm thẻ và thì thầm vào tai của người thứ 2 trong hàng thông điệp của tấm thẻ đó. Thông điệp đó sẽ được truyền đến người cuối cùng của hàng, và người cuối cùng có nhiệm vụ đi tìm tấm thẻ đó.
  5. Nếu người cuối cùng trong hàng hoàn thành nhiệm vụ sẽ mang tấm thẻ đó về và ghi điểm cho đội của mình, tiếp tục đứng lên đầu hàng và truyền thông điệp từ những tấm thẻ tiếp theo.
  6. Nếu như thông điệp được ngắt giữa chừng, người cuối cùng có thể yêu cầu truyền lại. Phụ thuộc vào cấp độ của trẻ, mỗi trẻ có cơ hội truyền lại 3 lần, và tấm thẻ đó được chuyển lại về phía bạn. Người cuối hàng sẽ lên đầu hàng truyền thông điệp và tiếp tục trò chơi.
  7. Điểm của các đội dựa vào số kho báu có được. Điểm thú vị của trò chơi này, đội nào hoàn thành xong chồng thẻ của đội mình trước có thể tiếp tục ghi điểm với chồng thẻ của đội bạn.
  8. Kết thúc trò chơi, đếm số điểm và công bố đội thắng cuộc.
IMG_1283

Tổ chức các trò chơi cho bé!

5. Ánh sáng, Máy quay phim và Hành động: Sự thích thú của việc học thông qua phương tiện truyền thông.

Học tập thông qua phương tiện truyền thông giúp trẻ học và thực hành nghe tiếng Anh hằng ngày.

Phương tiện truyền thông mô phỏng kinh nghiệm từ thế giới thực tế của bạn. Những đoạn phim và băng ghi hình không chỉ sử dụng lời nói mà còn dùng tín hiệu phi ngôn ngữ trong ngữ cảnh. Điều này làm cho những bài tập về kỹ năng nghe trở nên thú vị hơn.

Cho trẻ xem những tập phim, những đoạn phim ngắn và nghe nhạc để bổ sung vào phần đánh giá học sinh.

Bạn cũng có thể gợi ý cho trẻ tự tạo ra phương tiện truyền thông cho riêng mình, tùy thuộc vào cấp độ học của trẻ để tạo thành nhóm hay cá nhân. Khuyến khích trẻ sáng tạo và thử nghiệm với tiếng Anh bằng cách ghi âm lại một câu chuyện, đoạn phim hay là bài hát. Yêu cầu trẻ đưa ra 5 câu hỏi liên quan đến bài ghi mà trẻ tạo ra, vì vậy những trẻ khác có thể học tập và gặt hái được những lợi ích thú vị.

Lượt đọc: 2,071