Làm thế nào để khuyến khích trẻ học

Để học một cách hiệu quả, một người nói chung hay một học sinh nói riêng cần có niềm đam mê, một mục tiêu hay một động lực. Thầy cô giáo có trách nhiệm khuyến khích mọi học sinh trong lớp học tập. Tuy việc này có thể rất khó để thực hiện nhưng các thầy cô lại có những cơ hội tuyệt vời đề khuyến khích và phát triển kiến thức của trẻ.

Mỗi người cần có một nhu cầu học tập, tuy nhiên, đôi khi nhu cầu đó lại không được coi trọng một cách đúng mức và liên tục. Giáo viên cần phải hiểu được nhu cầu đó và giúp học sinh của mình ý thức rõ về nó. Nếu làm được điều đó, thầy cô sẽ dễ dàng định hướng cho học sinh và bản thân giáo viên đó cũng sẽ giữ được niềm đam mê đối với môn học mình giảng dạy. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần ý thức rõ về sự cần thiết của việc học tập.

Tập trung là điều vô cùng quan trọng khi học tập. Điều đó dần dần sẽ giúp học sinh hiểu hơn về giá trị của việc mình làm, qua đó nỗ lực nhiều hơn cho việc học. Nếu như thầy cô giữ được sự ham thích học tập cho học sinh thì học sinh đó sẽ tập trung học tập và tiếp tục phát triển niềm đam mê của mình.

Sự ham học có thể được chia thành hai nhóm, tích cực và tiêu cực. Khi một học sinh ham học một cách tích cực, học sinh đó chắc chắn sẽ cố gắng học hết sức vì đó là điều mà học sinh đó thực sự muốn đạt được. Trái lại nếu như ham học một cách tiêu cực, một học sinh có thể vẫn học được một phần nhỏ nào đó của bài giảng nhưng sẽ không giống với những em có niềm say mê tích cực học. Một học sinh cần học tập dựa trên niềm đam mê xuất phát từ bản thân chứ không phải từ những áp lực bên ngoài.

Nếu như một học sinh say mê một môn học nào đó, giáo viên cần phải làm sao để giữ vững niềm đam mê đó cho học sinh của mình. Tuy nhiên trước khi làm được điều này, thầy cô cần phải hiểu được niềm yêu thích đó hình thành thế nào và những mục tiêu ảnh hưởng thế nào tới nhu cầu học tập của học sinh. Cuộc sống hằng ngày, tính cách và nhân cách của mỗi người là những thứ định hướng cho việc học tập. Niềm yêu thích sẽ thúc đẩy một người tìm đến kiến thức. Một người cần có niềm đam mê hay một động lực rõ ràng. Ngoài ra, người đó còn cần biết định hướng cho việc học tập. Năng động cũng là điều không thể thiếu. Nếu như lười biếng, người ta sẽ không thể có đam mê hay động lực. Ham thích khám phá những kiến thức mới chính là điều cần thiết giúp phát triển niềm đam mê học tập. Đam mê cần phải gắn liền với hành động. Để thành công, một học sinh cần phải học tập để tiến bộ và phải luôn mong muốn mình sẽ còn tiến bộ hơn nữa.

Ngoài ra, một học sinh cũng cần có sự tán thành, cổ vũ từ cha mẹ, thầy cô và cả bạn bè. Cảm giác hoàn thành công việc sẽ thúc đẩy việc nỗ lực trong học tập, tìm kiếm kiến thức. Học sinh cần được cảm thấy tự hào mỗi khi hoàn thành công việc.

Tôi chưa đề cập tất cả những niềm đam mê có thể tạo ra động lực học tập, tuy nhiên chỉ một vài trong số những niềm đam mê đó sẽ giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ. Động lực và học tập đi cùng với nhau sẽ đem lại thành công.

Để học một cách hiệu quả, một người nói chung hay một học sinh nói riêng cần có niềm đam mê, một mục tiêu hay một động lực. Thầy cô giáo có trách nhiệm khuyến kích mọi học sinh trong lớp học tập. Tuy việc này có thể rất khó để thực hiện nhưng các thầy cô lại có những cơ hội tuyệt vời đề khuyến khích và phát triển kiến thức của trẻ.

Mỗi người cần có một nhu cầu học tập, tuy nhiên, đôi khi nhu cầu đó lại không được coi trọng một cách đúng mức và liên tục. Giáo viên cần phải hiểu được nhu cầu đó và giúp học sinh của mình ý thức rõ về nó. Nếu làm được điều đó, thầy cô sẽ dễ dàng định hướng cho học sinh và bản thân giáo viên đó cũng sẽ giữ được niềm đam mê đối với môn học mình giảng dạy. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần ý thức rõ về sự cần thiết của việc học tập.

Một cậu bé đang chăm chú quan sát và học hỏi

Tập trung là điều vô cùng quan trọng khi học tập. Điều đó dần dần sẽ giúp học sinh hiểu hơn về giá trị của việc mình làm, qua đó nỗ lực nhiều hơn cho việc học. Nếu như thầy cô giữ được sự ham thích học tập cho học sinh thì học sinh đó sẽ tập trung học tập và tiếp tục phát triển niềm đam mê của mình.

Sự ham học có thể được chia thành hai nhóm, tích cực và tiêu cực. Khi một học sinh ham học một cách tích cực, học sinh đó chắc chắn sẽ cố gắng học hết sức vì đó là điều mà học sinh đó thực sự muốn đạt được. Trái lại nếu như ham học một cách tiêu cực, một học sinh có thể vẫn học được một phần nhỏ nào đó của bài giảng nhưng sẽ không giống với những em có niềm say mê tích cực học. Một học sinh cần học tập dựa trên niềm đam mê xuất phát từ bản thân chứ không phải từ những áp lực bên ngoài.

Nếu như một học sinh say mê một môn học nào đó, giáo viên cần phải làm sao để giữ vững niềm đam mê đó cho học sinh của mình. Tuy nhiên trước khi làm được điều này, thầy cô cần phải hiểu được niềm yêu thích đó hình thành thế nào và những mục tiêu ảnh hưởng thế nào tới nhu cầu học tập của học sinh. Cuộc sống hằng ngày, tính cách và nhân cách của mỗi người là những thứ định hướng cho việc học tập. Niềm yêu thích sẽ thúc đẩy một người tìm đến kiến thức. Một người cần có niềm đam mê hay một động lực rõ ràng. Ngoài ra, người đó còn cần biết định hướng cho việc học tập. Năng động cũng là điều không thể thiếu. Nếu như lười biếng, người ta sẽ không thể có đam mê hay động lực. Ham thích khám phá những kiến thức mới chính là điều cần thiết giúp phát triển niềm đam mê học tập. Đam mê cần phải gắn liền với hành động. Để thành công, một học sinh cần phải học tập để tiến bộ và phải luôn mong muốn mình sẽ còn tiến bộ hơn nữa.

Ngoài ra, một học sinh cũng cần có sự tán thành, cổ vũ từ cha mẹ, thầy cô và cả bạn bè. Cảm giác hoàn thành công việc sẽ thúc đẩy việc nỗ lực trong học tập, tìm kiếm kiến thức. Học sinh cần được cảm thấy tự hào mỗi khi hoàn thành công việc.

Tôi chưa đề cập tất cả những niềm đam mê có thể tạo ra động lực học tập, tuy nhiên chỉ một vài trong số những niềm đam mê đó sẽ giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ. Động lực và học tập đi cùng với nhau sẽ đem lại thành công.

 

Lượt đọc: 7,940