Tầm quan trọng của vui chơi với sự phát triển ở trẻ nhỏ

Việc vui chơi có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển ở trẻ nhỏ. Khi vui chơi trẻ học được thêm nhiều kiến thức một cách tự nhiên, phát triển về mặt cảm xúc và xã hội. Vui chơi còn giúp trẻ phát triển được trí thông minh vận động cũng như óc sáng tạo. Dù khi trẻ em lớn lên và thay đổi, thì việc vui chơi vẫn phát triển cùng với các em.

Sự phát triển ở trẻ nhỏ về mặt xã hội và cảm xúc thông qua các hoạt động vui chơi

Trong quá trình vui chơi, trẻ em cũng phát triển năng lực xã hội và trưởng thành về mặt tình cảm. Smilansky và Shefatya (1990) cho rằng thành công ở trường phần lớn phụ thuộc vào khả năng trẻ tương tác tích cực với các bạn và người lớn. Vui chơi đóng vai trò quan trọng với phát triển về mặt xã hội của trẻ và giúp trẻ em làm những điều sau:

  • Thực hành kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời bằng cách đàm phán vai trò, cố gắng tiếp cận để được chơi liên tục và đáng giá cao tình cảm của người khác (Spokek& Saracho, 1998).
  • Ứng xử với những cảm xúc của các bạn trong khi đợi đến lượt và chia sẻ đồ chơi và kinh nghiệm (Sapon-Shevin, Dobbelgere, Carrigan, Goodman, & Mastin, 1998; Wheeler, 2004).
  • Trải nghiệm với các vị trí của mọi người trong gia đình, ở trường học và trong cộng đồng bằng cách tiếp xúc với nhu cầu và mong muốn của người khác. (Creasey, Jarvis, & Berk, 1998; Wheeler, 2004).
  • Trải nghiệm quan điểm của người khác bằng cách làm việc thông qua xung đột về không gian, vật liệu hoặc các quy định một cách tích cực (Smilansky & Shefatya, 1990; Spodek & Saracho, 1998).

sự phát triển ở trẻ nhỏ

Vui chơi hỗ trợ phát triển cảm xúc bằng cách cung cấp cách thức để thể hiện và đối phó với những cảm xúc. Giả vờ đóng kịch sẽ giúp trẻ diễn tả cảm xúc theo 4 cách sau (Piaget, 1962):

1. Đơn giản hoá các sự kiện bằng cách tạo ra một nhân vật tưởng tượng, cốt truyện, hoặc môi trường để phù hợp với trạng thái cảm xúc của mình. Ví dụ, một đứa trẻ sợ bóng tối có thể loại trừ bóng đêm qua tình tiết của vở kịch.

2. Thêm vào các tình huống bằng cách thêm vào các hành vi bị cấm để giả vờ chơi. Một đứa trẻ có thể ăn kem cho bữa sáng trong vở kịch, trong khi thực tế điều này sẽ không được phép.

3. Kiểm soát những biểu hiện cảm xúc bằng cách lặp lại nhiều lần hành động không thú vị hoặc những trải nghiệm đáng sợ. Ví dụ, một đứa trẻ diễn tả lại một tai nạn sau khi nhìn thấy tai nạn giao thông thật sự trên đường.

4. Tránh hậu quả xấu bằng cách giả vờ là một nhân vật có thật hoặc tưởng tượng, có hành vi không phù hợp và phải chịu hậu quả. Ví dụ, trẻ em được bố mẹ cho xem vô tuyến ở nhà có thể giả vờ cho búp bê xem bừa bãi và sau đó sẽ khiển trách “con hư” vì những thói quen xem vô tuyến không được bố mẹ đồng ý.

sự phát triển ở trẻ nhỏ

Ngoài việc thể hiện cảm xúc, trẻ em cũng học cách đối phó những cảm xúc thể hiện ra bên ngoài khi tức giận, buồn, hay lo lắng trong tình huống các em kiểm soát (Erikson, 1963). Giả vờ chơi cho phép các em nghĩ được nhiều kinh nghiệm hơn với cả hai cảm giác khó chịu và dễ chịu. Một ví dụ hay là Alexander 4 tuổi có một con chó mới bị xe đâm. Trong trò chơi đóng kịch ở bệnh viện cho động vật, giáo viên đã nghe cậu bé nói với những em khác là “Tớ buồn vì ô tô làm con chó của tớ bị thương.” Ở đây, em đó đã cố gắng đối phó với cảm giác không hài lòng trong tình huống đáng sợ. Vở kịch cho Alexander diễn tả cảm xúc vì thế bé có thể đối phó trước những lo lắng về chú chó (Landreth & Homeyer, 1998). Tương tự như vậy những trẻ lớn hơn học các kỹ năng cảm xúc có giá trị, chẳng hạn như tự nhận thức thực tế ngày càng cao, khả năng quản lý cảm xúc và tự chủ được cải thiện theo thời gian thông qua các trò chơi và sáng chế. Vì trẻ lớn hơn tham gia các hoạt động vui chơi tự phát và các hoạt động vui chơi có cấu trúc, các em này sẽ hiểu chính mình giỏi ở những lĩnh vực này và chưa giỏi trong những lĩnh vực khác. Những cơ hội này giúp theo dõi và phân biệt giữa những cảm xúc và cảm giác góp phần xây dựng niềm tin của trẻ em về khả năng của chính mình.

Sự phát triển ở trẻ nhỏ về thể lực

Vui chơi góp phần xây dựng những phần tốt đẹp ở trẻ và phát triển tất cả các cơ vận động và nhận thức cơ thể khi các em chủ động sử dụng cơ thể mình. Học cách sử dụng dụng cụ để viết, như bút đánh dấu là ví dụ cho phát triển các cơ khéo léo thông qua vui chơi. Những tiến triển tự nhiên trong phát triển các cơ vận động nhỏ là từ việc viết cẩu thả cho đến tạo hình thành những bức tranh tượng trưng. Vui chơi với dụng cụ viết giúp trẻ em hoàn thiện kỹ năng vận động khéo léo. Các cơ vận động mạnh, chẳng hạn như nhảy lò cò và nhảy chân sáo, cũng phát triển với một kiểu tương tự. Khi trẻ lần đầu tiên học nhảy lò cò, các em sẽ tập nhảy bằng chân này hay chân kia hoặc chỉ là nhảy cho vui. Khi trẻ học tiểu học, chúng sẽ tích hợp các kỹ năng đó trong nhiều trò chơi, như nhảy lò cò hay trò nhảy dây. Sử dụng cơ thể trong khi chơi cũng khiến các em thấy tự tin về thể chất, an toàn và hiểu được chính mình.(Isenberg & Quisenberry, 2002).

sự phát triển ở trẻ nhỏ

Trẻ phát triển thể lực thông qua các trò chơi

Thời gian nghỉ giải lao theo truyền thống trong trường đó là thời gian cho các em “nghỉ ngơi” từ hoạt động học tập ngồi một chỗ trong lớp và tham gia vào các hoạt động, vui chơi tự do. Ngày nay, đôi khi thời gian này đang bị xâm phạm. Theo kết quả, Hiệp hội quốc gia các chuyên gia trẻ em của Bộ giáo dục (NAECSSDE) và Hiệp hội quốc gia về thể thao và giáo dục thể chất (NASPE) đã khuyến cáo học sinh tiểu học cần ít nhất 1h tập thể dục mỗi ngày, tốt nhất là có15 phút vận động không theo cấu trúc ở lớp thể dục.

Trong khi tất cả trẻ em cần phải tích cực vui chơi để phát triển cơ thể khoẻ mạnh, những lợi ích thể chất đặc biệt có giá trị cho trẻ em bị bệnh khớp hay yếu cơ, như viêm khớp dạng thấp và bệnh đa xơ cứng. Những em này không thể tham gia vào các bài tập căng thẳng lặp đi lặp lại, tuy nhiên vẫn có thể tham gia vào các trò chơi hoạt động. Các trò chơi hoạt động giúp xây dựng và duy trì năng lượng, tính linh hoạt, và sức mạnh cơ bắp (Majure, 1995).  Mặt lợi ích của hoạt động vui chơi cho những em đó là phát triển các kỹ năng xã hội và tăng khả năng chịu đựng tình huống căng thẳng.

Phát triển tính sáng tạo

Chúng ta đã nói về vai trò quan trọng của tư duy sáng tạo và biểu hiện trong sự phát triển và học hỏi ở trẻ em. Gần 50 năm qua, Sigmund Freud (1958) cho rằng mỗi đứa trẻ khi chơi đùa sẽ “hoạt động như một nhà văn sáng tạo trong đó nhà văn đã sáng tạo ra thế giới của chính mình hoặc đúng hơn là sắp xếp lại nhiều thứ trong thế giới của mình theo cách mới làm hài lòng anh ta… Nhà văn sáng tạo làm giống những đứa trẻ khi chơi. Ông tạo ra một thế giới ảo mà ông thấy nó rất quan trọng – nơi ông đầu tư một lượng lớn cảm xúc vào đó.”

sự phát triển ở trẻ nhỏ

Bối cảnh vui chơi là lý tưởng nhằm hỗ trợ ý tưởng sáng tạo và giàu trí tưởng tượng của trẻ em vì nó tạo ra môi trường tự do nhưng rủi ro. Nghiên cứu hỗ trợ quan điểm vui chơi và tư duy sáng tạo có liên quan đến hành vi vì cả hai đều dựa vào khả năng sử dụng biểu tượng của trẻ em (Johnson, Christie, et al., 1999; Singer & Singer, 1998; Spodek & Saracho, 1998). Jerome và Dorothy Singer (1985, 1998) miêu tả khả năng tham gia sắp đặt – tin tưởng là cần thiết để trẻ em phát triển khả năng tạo ra hình ảnh bên trong, kích thích sự tò mò, thử nghiệm các phản ứng thay thế cho các tình huống khác nhau. Năng lực này được luyện tập khi chơi sẽ tăng cường cho trẻ em khả năng tham gia thành công trong các tình huống mới.

Tư duy sáng tạo có thể được xem như một khía cạnh của giải quyết vấn đề trong đó có nguồn gốc từ vui chơi. Khi trẻ nhỏ sử dụng trí tưởng tượng để chơi, chúng có nhiều sáng tạo, thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ ở trường và phát triển cách tiếp cận giải quyết vấn đề để học tập.

Chương trình phát triển kỹ năng học tập và năng lực tư duy cho trẻ em số 1 Hoa Kỳ tại Bé Thông Minh mỗi tuần trẻ đến học là mỗi tuần được vui chơi với bạn bèn giúp trẻ thêm tự tin, biết cách lập luận, tư duy logic và giải quyết các vấn  đề xảy ra.Trẻ nhỏ yêu thích được chơi và học theo cách của Bé Thông Minh còn các thầy cô giáo tại đây \yêu thích được thấy trẻ tiến bộ từng ngày, được vui chơi và phát triển hết tiềm năng của trẻ. Quý phụ huynh quan tâm chương trình có thể INBOX NGAY TẠI ĐÂY  để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ các chuyên gia giáo dục của Bé Thông Minh

Lượt đọc: 1,223