MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 10 TUỔI

Khi trẻ 10 tuổi, nhiều trẻ sẽ bắt đầu nghĩ mình gần như là thanh thiếu niên và có những thay đổi đáng kể và tỏ ra trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động, nhiều trẻ khác sẽ vẫn giống trẻ con hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Aliza Pressman, Tiến sĩ, trợ lý giáo sư lâm sàng về nhi khoa và tâm lý học tại Bệnh viện Nhi đồng Mount Sinai Kravis ở Thành phố New York, giải thích: “Những đứa trẻ 10 tuổi là những thanh thiếu niên mới nổi. Cơ thể và bộ não của chúng đang trải qua những thay đổi to lớn này”. Tiến sĩ Pressman cho biết, sự chuyển đổi này có thể gây ngạc nhiên cho các bậc cha mẹ và cũng khiến con cái họ lo lắng.

Tuy nhiên, bất kể trẻ có vẻ ngoài hay tuổi tác như thế nào, bố mẹ đừng quên rằng chúng vẫn là những đứa trẻ cần sự hỗ trợ và hướng dẫn của cha mẹ. Thực tế cho thấy lúc này trẻ cần cha mẹ hơn bao giờ hết, bởi lúc này trẻ rất dễ bị tác động từ bên ngoài, trong đó có nhiều tác động mà người lớn không mong muốn.  

Rất nhiều thay đổi mạnh mẽ diễn ra khi trẻ 10 tuổi: cơ thể, hóc môn, cảm xúc, mối quan hệ xã hội và kỹ năng của trẻ đều thay đổi trong giai đoạn này. Nói cách khác đây là giai đoạn chuyển tiếp hoành tráng có thể mang lại những ảnh hưởng và thách thức to lớn để chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối cấp học và chuyển lên cấp học cao hơn.

Các cột mốc nhận thức và ngôn ngữ của trẻ 10 tuổi

Nhiều bố mẹ thấy rằng tốc độ học tập và tăng trưởng nhận thức, phát triển tư duy đều thay đổi với nhịp độ nhanh hơn nhiều so với những năm học trước. Các con dường như đang phát triển từ một đứa trẻ thành một đứa trẻ lớn hơn nhiều với các kỹ năng tư duy phản biện đang phát triển, động lực tự lập, đời sống xã hội ngày càng phát triển và rất nhiều điều để nói, để kể, thậm chí là lo lắng hoặc rất vui vẻ. Trẻ cũng bắt đầu có nhận thức rõ ràng hơn về quan điểm của người khác và biết tỏ rõ quan điểm của mình, biết đưa ra những lập luận để ủng hộ hoặc phản bác.

trẻ 10 tuổi

Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 10 tuổi.

Đại đa phần trẻ trong độ tuổi lên 10, 11 có khả năng ngôn ngữ khá tốt và gần giống như một người lớn. Trẻ em ở độ tuổi này đang ở độ tuổi thanh thiếu niên và có kỹ năng ngôn ngữ cũng như khả năng nhận thức để thu thập thông tin cũng như hình thành các quan điểm và suy nghĩ có tổ chức tốt. Trẻ có thể nói câu đầy đủ, trình bày đoạn thông tin dài mạch lạc và có ý tưởng xuyên suốt. Thậm chí nhiều trẻ còn có thể xung phong dẫn dắt đội nhóm hoặc hướng dẫn giúp cho bạn bè trong các hoạt động nhóm, giải thích luật chơi hoặc giảng giải bài cho bạn. Nhiều trẻ 10 tuổi có khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình về các sự kiện như ngày hội đọc sách, biểu diễn âm nhạc, trình bày các tác phẩm nghệ thuật và các chủ đề khác.

Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức trong trường cũng do các trẻ 10, 11 tuổi trong trường đứng ra tổ chức hoặc đóng vai trò chính. Trẻ thể hiện rõ khả năng ngôn ngữ và vai trò anh chị đối với các trẻ nhỏ hơn.

Ở giai đoạn này, kỹ năng đọc của trẻ đã hoàn thiện, trẻ đọc và thưởng thức những cuốn sách có nhiều chương, nội dung phức tạp và dài hơn. Trẻ có thể học các khái niệm như ẩn dụ và so sánh và sẽ tiếp tục gặp những từ vựng mới và khó hơn, đa dạng hơn.

Trẻ có thể phân tích câu chuyện, đưa ra những lời khen ngợi hoặc chỉ trích và khả năng suy nghĩ logic sẽ trở nên rõ ràng hơn. Trẻ ở độ tuổi này cũng sẽ có thể viết các bài luận thuyết phục và tranh luận các quan điểm cũng như ý kiến ​​một cách tự tin và có logic chặt chẽ.

Nhiều trẻ có những mối quan tâm về nhiều lĩnh vực của cuộc sống và bắt đầu tìm tòi để đọc thêm về các chủ đề đó: khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, kỹ thuật…..

Thực sự đây là giai đoạn rất quan trọng để mỗi trẻ tự hệ thống lại những kiến thức và kỹ năng của mình, hiểu được bản thân và bắt đầu có những suy nghĩ và định hướng quan trọng cho những năm tiếp theo.

Nếu bố mẹ thấy rằng con mình chưa đạt được những mốc kể trên, hãy quan tâm hơn và cần tìm cách ngay, thời gian qua đi rất nhanh, và chỉ 1 năm nữa thôi là con phải đứng trên đôi chân vững chãi của mình. Bố mẹ sẽ không thể giúp con quá nhiều trong các năm tiếp theo.

Hãy liên lạc với chúng tôi và ĐĂNG KÝ cho con tham gia các hoạt động rèn luyện giúp con trưởng thành.

Lượt đọc: 894