Nên cho trẻ học gì khi mới tiếp xúc với Toán
Nhiều phụ huynh rất băn khoăn khi dạy con học Toán, nên tiếp cận theo cách nào để trẻ thấy thoải mái, nên cho trẻ học gì khi mới tiếp xúc với Toán
Hãy bắt đầu dạy trẻ bằng sự hiểu biết về số đếm.
Các số đếm được sử dụng để miêu tả về số lượng, để đếm, để thêm, cộng trừ nhân chia để tính toán. Hiểu con số và biết làm thế nào để kết hợp chúng, vận dụng giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ nhỏ rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày và trong học Toán.
Dạy trẻ đếm tất cả mọi thứ, đếm đồ chơi, đồ dùng nhà bếp, các loại quần áo tại cửa hàng. Ban đầu khi chưa quen, bé có thể đếm to ra thành lời, về sau thì đếm nhẩm. Bạn biết không, trẻ rất thích đếm đấy, vì vậy đừng ngại ngần khi khuyến khích con đếm, thỉnh thoảng bạn hãy vờ đếm sai và nhờ con kiểm tra, kết quả rất bất ngờ, con sẽ giúp bạn có kết quả đúng ngay.
Dạy trẻ nhỏ những bài hát liên quan đến con số, đến việc đếm, biến việc học số thành niềm vui cho trẻ.
Chỉ cho trẻ nhận biết mặt số bằng cách cho bé quan sát những thông tin ghi trên đồ gia dụng như lò vi sóng, ti vi, điện thoại, v.v…
Yêu cầu con chú ý số lượng các thứ sử dụng hàng ngày. Ví dụ như: Chúng ta cần 6 quả cà chua để làm nước sốt cho bữa tối, cần mua 8 quả trứng cho 3 người ăn, hoặc đưa ra tình huống cho bé giải quyết như bạn có hai chiếc gối trong phòng, ông bà cũng có hai chiếc gối trong phòng, vậy khi giặt thì tổng cộng phải giặt bao nhiêu chiếc?
Hoặc bạn có thể chơi trò “Máy tính bị hỏng”. Cứ cho rằng phím số 8 bị hỏng, nếu không có nó làm thế nào để xuất hiện số 8 trên màn hình. Bé sẽ phải làm những phép cộng hoặc trừ như 5 +3 = 8.
Dạy con hiểu biết về đo lường.
Khuyến khích và hướng dẫn cho trẻ nhỏ biết cách sử dụng các phép đo để xác định chiều cao, chiều dài, chiều rộng của các đối tượng, đo thời gian, tiền bạc, và ước lượng về khoảng cách, v.v…
Bé có thể đo những vật nhỏ tìm thấy xung quanh nhà, so sánh chúng với nhau xem đồ vật nào dài hơn, ngắn hơn, khối lượng của chúng như nào?
Không phải cứ đo lường là dùng đến thước kẻ, các vật dụng đo lường chính xác, bé có thể sử dụng một đôi giày để đo chiều dài của một thảm trải sàn. Vấn đề là trẻ biết được cái này dài khoảng bao nhiêu, gấp mấy lần cái gì và ước lượng, tưởng tượng được chúng dài như nào?
Dạy trẻ nhỏ ước tính tất cả mọi thứ, ước tính số lượng các bước chân từ trường đến nhà, ước tính gia đình cần khoảng bao nhiêu túi sữa trong một tuần, ước tính thời gian cần thiết cho một chuyến đi.
Nói chuyện với con về thời gian, yêu cầu con kiểm tra đồng hồ khi đi học, ăn các bữa ăn và ngủ.
Trẻ nhỏ tìm hiểu về hình học như thế nào?
Hiểu biết về hình học giúp trẻ có khả năng xác định và mô tả hình dạng, kích thước, vị trí, hướng, và chuyển động. Điều này rất quan trọng trong nhiều tình huống công việc. Chẳng hạn như xây dựng và thiết kế, tạo ra các sản phẩm nghệ thuật. Khi đã quen thuộc với hình dạng và các mội quan hệ không gian con bạn sẽ nắm bắt các nguyên tắc hình học ở những lớp sau một cách dễ dàng.
Dạy trẻ xác định hình dạng và kích cỡ. Khi chơi với con, hãy tận dụng các tình huống để dạy con về điều này, thay vì nói chung chung, bạn hãy đưa ra những yêu cầu và miêu tả cụ thể như “con hãy lấy cho mẹ lọ ngũ cốc lớn nhất trong tủ”.
Giấu một món đồ chơi và sử dụng ngôn ngữ định hướng để giúp trẻ nhỏ tìm thấy nó. Đưa ra những gợi ý bằng cách sử dụng các từ, cụm từ như lên, xuống, dưới, giữa, qua, trên đầu.
Cho con chơi trò “Đi săn hình”. Gợi ý cho con tìm những đồ vật có hình dạng giống như bạn miêu tả: tìm một đồ có hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Áp dụng trò chơi tương tự với những hình ba chiều như hình khối, hình nón hay hình cầu.
Trẻ nhỏ cần hiểu biết về quản lý và dữ liệu.
Mỗi ngày, trẻ nhỏ tiếp nhận một số lượng lớn các thông tin, phần lớn là liên quan đến những con số. Trẻ học cách thu thập, tổ chức, diễn giải dữ liệu thông tin sẽ là nền tảng cho việc phát triển khả năng quảy lý thông tin và đưa ra quyết định đúng đắn trong tương lai.
Cho con làm một đồ thị về thời tiết. Để trẻ vẽ hình ảnh lên lịch để ghi lại thời tiết của mỗi ngày. Vào cuối tháng, yêu cầu con đếm xem có bao nhiêu ngày nắng, bao nhiêu ngày mưa và bao nhiêu ngày có mây. Làm tương tự với lượng thực phẩm mà gia đình tiêu thụ. Đây là cách học Toán rất hay, rất dễ mà lại cuốn hút con bạn trong một thời gian dài. Bạn hãy thử xem
Tạo cơ hội cho con nói về khả năng của các sự kiện. Bạn hãy nói con vẽ hình ảnh về những công việc mà gia đình bạn không thường xuyên làm, thường xuyên làm, thỉnh thoảng làm và không làm bao giờ. Thảo luận lý do tại sao bạn không bao giờ làm những điều đó hoặc tại sao có những việc ta cần phải làm thường xuyên. Hãy nhớ là trẻ nhỏ không chỉ học được Toán học trong, trẻ còn học được cả từ vựng và cách sử dụng từ vựng trong môn Toán và trong cuộc sống.
Theo Edu.gov.com
Bạn có biết tại lớp học MathKids-lớp học dạy con tư duy Toán học và giúp con giỏi Toán chúng tôi có cách học Toán cực kỳ thú vị và cuốn hút dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp Một và đang học lớp Một, con bạn sẽ có một khởi đầu thú vị với môn Toán. Hãy ĐĂNG KÝ theo form để con được tham gia học Khám phá ngay hôm nay hoặc liên hệ với
Hotline 1: 093 6848629; Hotline 2: 0169 6303868; Hotline 3: 0982929815
Lượt đọc: 3,769