15 Bí quyết dạy con thành người có trách nhiệm?

Chúng ta đều rất ghét người vô trách nhiệm phải không các bạn, chúng tôi xin giới thiệu 15 bí quyết dạy con thành người có trách nhiệm để giúp hình thành tính trách nhiệm cho con từ nhỏ. Bài dài nên sẽ được chia làm nhiều phần các bố mẹ nhé.

Tất cả chúng ta đều muốn con mình trở thành người có trách nhiệm, và chúng ta đều muốn sống trong một thế giới mà những người khác cũng đều có trách nhiệm. Chẳng ai muốn phải đi dọn những “đống rác rắc rối lớn” do chính sự vô trách nhiệm của chúng ta tạo ra.

Chúng ta dạy con thế nào để con mình có trách nhiệm với những lựa chọn và ảnh hưởng của bản thân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội? Đầu tiên hãy xác định với con theo hướng trách nhiệm là điều gì đó rất vui chứ không phải là điều bắt buộc hay gánh nặng. Mọi đứa trẻ đều muốn được công nhận là có khả năng đáp ứng, mạnh mẽ và có khả năng giải quyết các vấn đề. Trẻ cần có điều này để xây dựng sự tự tin và để cuộc sống có ý nghĩa. Trẻ không muốn thấy mình chỉ là nhân vật phụ, mà muốn cảm thấy mình có giá trị đối với thế giới, và muốn thấy rằng cuộc sống của mình đóng vai trò tích cực. Vì vậy, bạn hãy dạy con rằng con có khả năng đóng góp tích cực cho cuộc sống, con sẽ thấy mối liên quan và muốn làm được như vậy.

Bạn cần nhớ rằng trẻ sẽ trở nên có trách nhiệm theo cách mà bạn mong muốn khi bạn ủng hộ chúng. Xin giới thiệu:

15 Bí quyết dạy con thành người có trách nhiệm để sử dụng hàng ngày giúp tăng “chỉ số trách nhiệm” của con bạn.

Bố mẹ cần nhớ là các bí quyết này tập trung và phạm vi của việc có trách nhiệm chứ không tập trung vào nhiệm vụ mà các bạn muốn con làm. Xin giải thích là khi bạn muốn tập trung vào danh sách các nhiệm vụ mà con cần làm, thực tế là một “cuộc chiến” sẽ ngấm ngầm xảy ra. Bởi vậy đừng nói “giờ con cần phải dọn dẹp đồ chơi”, hãy tập trung vào việc giúp con chịu trách nhiệm về cuộc sống của chúng dần từng bước nhỏ một và ủng hộ con khi con học một kỹ năng mới, con của bạn muốn dần dần có trách nhiệm với 1 việc gì mới. Thay vào việc bạn muốn khép con vào việc cần có trách nhiệm thì hãy cho con thấy động lực muốn chịu trách nhiệm cho bản thân mình. Chỉ là một sự xoay chuyển nhỏ nhưng lại tạo ra sự khác biệt lớn trên thế giới.

  1. Hãy dạy con để con có suy nghĩ rằng chúng ta luôn dọn dẹp những lộn xộn của chính mình.
  • Bạn sẽ cần giúp con rất nhiều, cho tới khi con học được kỹ năng này. Con sẽ học nhanh hơn nếu bạn vui vẻ, tốt bụng và không tỏ ra lo lắng quá độ về những lỗi đã xảy ra- điều này khó nhưng bạn cần luôn nhớ.
  • Ta có thể bắt đầu bằng việc đưa cho con 1 tấm giẻ lau, và bạn cũng có 1 chiếc, thực tế thì nếu bạn tự làm sẽ dễ dàng hơn nhiều. Đây cũng chính là lý do đa số cha mẹ luôn nói: mình làm đi cho nhanh, giảng giải cũng hết hơi, nhưng nếu bạn không bỏ thời gian bây giờ thì có thể bạn sẽ còn mất nhiều thời gian hơn đó, chưa kể đến việc khi lớn hơn thì rất khó dạy, rất khó thay đổi và tính trách nhiệm kém khi ra đời sẽ gặp muôn vàn khó khăn
  • Chừng nào bạn không quá sát sao trong việc đánh giá về chất lượng thì con sẽ không “kháng cự” và sẽ muốn giúp bạn dọn dẹp và làm mọi thứ tốt lên.
  • Khi con 2 tuổi đánh đổ sữa, bạn hãy nói ồ sữa bị đổ rồi, không sao đâu, mình cùng nhau dọn nhé”, bạn đưa cho con  tờ giấy hay chiếc khăn, bạn cũng lấy tờ giấy như vậy và 2 mẹ con cùng làm. Đơn giản vậy thôi nhưng kết quả khác xa với “ối lại đổ rồi à” và bạn vội kiếm cái khăn để lau chùi sạch sẽ.

Bí quyết dạy con thành người có trách nhiệm

  • Khi con bạn sắp đến tuổi đi học để giầy dép lộn xộn ở cửa, bạn hãy đưa giày cho con và yêu cầu cất gọn gàng đúng chỗ, đồng thời từ tốn nói “mỗi người cần tự cất dọn đồ đạc của mình”.
  • Bạn sẽ cần làm như vậy, dưới hình thức này hay hình thức khác, lần này tới lần khác cho đến khi con bạn tạo được thói quen này. Nếu bạn tiếp cận theo hướng tích cực và từ tốn, con  sẽ không cưỡng lại và than vãn rằng sao chúng phải dọn dẹp. Ta cần nhớ rằng đứa trẻ liên tục nghe thấy sự mong đợi thân thiện từ bạn “Chúng ta luôn tự dọn dẹp những thứ mình bày bừa ra” … “Đừng lo, mẹ sẽ giúp, đừng lo chúng ta sẽ cùng làm” …. “đây là khăn của mẹ, đây là khăn của con, chúng ta dọn thôi, cứ như vậy con trở nên có trách nhiệm và sẽ là những công dân tốt hơn.
  • Điều này có thể không xảy ra khi gia đình bạn có người giúp việc hoặc có ông bà chăm chỉ. Người giúp việc sẽ dọn dẹp mọi thứ, ông bà chăm chỉ sẽ làm giúp cho con- người già thường ít nghiêm khắc và thương yêu các cháu rất nhiều. Thực tế ngày nay nhiều gia đình có người giúp việc, và chính những đứa trẻ tưởng chừng được sung sướng hóa ra lại chỉ được sung sướng có 1 thời gian ngắn trong giai đoạn ấu thơ. Vì thế cha mẹ hãy chú ý dạy con ngay khi còn nhỏ. Tới 7 tuổi thì tính trách nhiệm đã thể hiện rất rõ, và chúng tôi những người làm giáo dục nhìn thấy ngay được điểm khác biệt giữa các trẻ với nhau, đồng thời đưa ra những kế hoạch rèn luyện các kỹ năng và tính trách nhiệm ngay cho trẻ, bởi sau 7 tuổi trẻ sẽ tiếp nhận các vấn đề theo cách khác so với trước đây.

Theo Ahaparenting 
Hết phần 1, mời các bạn xem tiếp phần 2

9 năm đầu đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, tự tin, tự lập, tính trách nhiệm ở trẻ nhỏ. Việc phát triển tốt các kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong quá trình học tập và cuộc sống sau này. Hãy bắt đầu ngay với  Chương trình phát triển kỹ năng học tập và năng lực tư duy cho trẻ em số 1 Hoa Kỳ tại Bé Thông Minh. Quý phụ huynh quan tâm chương trình có thể ĐĂNG KÝ để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ các chuyên gia giáo dục của Bé Thông Minh

 

Lượt đọc: 603