Làm sao giúp trẻ 7 tuổi có kỹ năng giải quyết vấn đề
Làm sao giúp trẻ 7 tuổi có kỹ năng giải quyết vấn đề là nỗi niềm lo lắng của đại đa phần cha mẹ. Tại sao vậy? bởi vì 7 tuổi là tuổi đầu tiên trong một giai đoạn phát triển mới, có rất nhiều thay đổi trong nhận thức và hành vi của trẻ nhỏ.
- Ở tuổi lên 7, trẻ phát triển tình bạn ổn định hơn và mạnh mẽ hơn, và các mâu thuẫn giữa bạn bè là không thể tránh khỏi. Trên thực tế, trẻ thường có mâu thuẫn với bạn thân nhiều hơn là với bạn mới quen vì chúng dành nhiều thời gian với bạn bè và phải bàn bạc, trao đổi ý kiến với bạn mình trong bối cảnh tính khí và phong cách chơi khá là khác nhau.
- Mặc dù vậy, tin tốt là trẻ em ở độ tuổi này rất có động lực để giải quyết những vấn đề xã hội vì trẻ rất thích bạn bè, thích mở rộng các mối quan hệ và quan tâm đến việc trao đổi thông tin với bạn bè nhiều hơn giai đoạn trước rất nhiều.
- Vì thế chúng a cần giúp trẻ học cách hợp tác, giao tiếp, đàm phán, biết trình bày ý kiến của mình cho người khác hiểu và tôn trọng bạn bè cũng như ý kiến của bạn bè.
Làm sao giúp trẻ 7 tuổi có kỹ năng giải quyết vấn đề và các xung đột trong hòa bình và tình bạn? Xin giới thiệu với ba mẹ một số gợi ý:
Thực hành giao tiếp rõ ràng và dễ hiểu:
- Ba mẹ và nhà trường cần cực kỳ chú ý tới giao tiếp của con trẻ.
- Trẻ cần biết cách trình bày suy nghĩ và cảm xúc của mình với gia đình và bạn bè đồng trang lứa, và cần trình bày rõ ràng, đủ ý, để người khác có thể hiểu trẻ.
- Cha mẹ và gia đình có thể hiểu trẻ rất tốt, nhưng cần chú ý là những đứa trẻ khác không có được kinh nghiệm lắng nghe, phân tích và đánh giá thông tin một cách chính xác và tốt như người lớn. Chính vì thế xung đột hay xảy ra giữa bọn trẻ khi cần trao đổi một vấn đề gì đó.
- Vì vậy cách nói, cách trình bày, sắp xếp lời nói, đủ câu là rất quan trọng. Có một kỹ thuật đơn giản cần chú ý là TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ TRỰC TIẾP và RÕ RÀNG về cảm xúc của mình trong một tình huống nhất định.
Ví dụ con nên nói theo cách “tôi cảm thấy …. khi …. Loại câu nói này khởi đầu cho những hội thoại mang tính thẳng thắn và trung thực.
- Loại câu này có thể được sử dụng trong các tình huống xã hội:
- Tôi cảm thấy tức giận khi em tôi đi vào phòng mà không gõ cửa tôi trước.
- Tôi cảm thấy buồn các bạn chơi bóng mà không gọi tôi
- Tôi bực mình khi bạn Thắng tranh bóng của tôi.
- Tôi xin lỗi tôi đã hét to khi không bằng lòng và đánh bạn.
Khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề:
- Khi bạn đang cùng con bạn thảo luận về một cuộc xung đột với bạn bè hoặc thành viên gia đình, bạn hãy trao quyền cho trẻ đưa ra giải pháp.
- Bạn có thể bắt đầu bằng việc cùng nhau mô tả vấn đề, chúng ta đều hiểu rằng xác định nguồn gốc của xung đột là một bước quan trọng, bởi đây là nguồn gốc của những bùng nổ không hay sau đó.
- Những câu hỏi mở cần được trao đổi với con có thể được bắt đầu như thế này “Chúng ta có thể làm gì để con và bạn thấy thoải mái hơn?”; “Mẹ thấy giải quyết như vậy không công bằng lắm, con có gợi ý gì khác không?”; “Con có thể làm gì để giúp bạn ấy cảm thấy đỡ buồn hơn không?” Trẻ nhỏ có khả năng tưởng tượng rất tốt, bạn hãy tranh thủ trí tưởng tượng của con: “Nếu con có thể vung đũa thần và khắc phục việc này, thì sẽ kết cục sẽ như thế nào nhỉ?” Nếu con bạn có thể tưởng tượng ra một kết quả, chúng có thể bắt đầu thực hiện các bước để đạt được kết quả đó.
“Hãy nói với người lớn”.
- Mặc dù bạn luôn khuyến khích con tự giải quyết các vấn đề con gặp, bạn cần chú ý rằng không phải lúc nào con cũng có thể làm được việc này một cách đúng đắn. Thực tế cho thấy nhiều cha mẹ cho rằng con mình rất tự lập và tự giải quyết các vấn đề và không cần phải lo lắng gì cho con. Điều này rất sai. Trẻ con vẫn chỉ là trẻ con, và ngoài những việc đơn giản như chăm sóc bản thân, giải quyết các khúc mắc với bạn bè đồng trang lứa thì ngày nay trẻ nhỏ gặp rất nhiều vấn đề lớn trong trường học, ngoài xã hội, thậm chí ngay trong khu dân cư bạn đang sống hoặc ngay với những người thân của bạn.
- Hãy nhắc nhở trẻ rằng có những lúc chúng có thể tự giải quyết vấn đề, nhưng cũng có những lúc trẻ cần nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ, giáo viên hoặc người lớn đáng tin cậy, điều này cực kỳ quan trọng các bạn ạ. Nếu con cảm thấy không an toàn, nếu ai đó làm tổn thương con về thể chất hoặc tinh thần, nếu con thấy người khác bị tổn thương hoặc nếu con cố gắng giải quyết tình huống một cách độc lập nhưng điều đó không hiệu quả, con nên “nói với người lớn”. Điều này cực kỳ đúng với các tình huống bạo lực trong trường học từ bạn bè, các học sinh lớn hơn, hoặc chính từ các nhân viên hoặc giáo viên trong trường học. Những việc như lạm dụng tình dục, rủ rê làm những điều không tốt, rủ đi đâu đó hoặc vào nhà khác mà không xin phép cha mẹ của con là không đúng, cần nói với cha mẹ…. Đương nhiên bạn lại cần có một bộ tình huống cần trao đổi với con.
Nói với con về việc tôn trọng người khác kể cả khi không đồng ý.
Khi con bạn đồng quan điểm với bạn bè, bạn có thể nói với con rằng đôi khi bạn bè không đồng ý về một số điều – và điều đó không sao cả. Ngay cả những người bạn rất thích nhau cũng có thể có ý kiến, sở thích hoặc mối quan tâm khác nhau. Nhưng ngay cả khi chúng ta không đồng ý, chúng ta nên luôn đối xử với người khác bằng sự tôn trọng. Điều đó có nghĩa là con KHÔNG nên quát tháo, gọi tên bạn bằng thằng, con…, phớt lờ bạn, la mắng bạn hoặc đánh bạn…. Thay vào đó con cần tìm kiếm các giải pháp tôn trọng cả hai bên, chúng ta sẽ xin lỗi ta làm tổn thương người khác và chúng ta nên luôn giữ cho trái tim mình cởi mở và đối xử với mọi người bằng lòng tốt.
Trên đây là một số gợi ý cơ bản cho các ba mẹ, cuộc sống của trẻ nhỏ có rất nhiều tình huống, có những tình huống không thể thấy trước, hãy bắt đầu ngay hôm nay một điều gì đó để giúp trẻ 7 tuổi- độ tuổi bắt đầu phát triển tính độc lập và khả năng giải quyết vấn đề.
Chúng tôi mong rằng câu hỏi Làm sao giúp trẻ 7 tuổi có kỹ năng giải quyết vấn đề không còn làm khó cha mẹ nữa.
Nhưng để thực hành các gợi ý này rất cần một môi trường chuyên nghiệp và sự hướng dẫn từ các chuyên gia. Ba mẹ quan tâm đến độ tuổi này hãy ĐĂNG KÝ cho con tham gia Khóa học FasTracKids Thủ Lĩnh Nhí-ngay. Con lớn mà không chờ chúng ta, đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào của con ba mẹ nhé.
- Trung tâm Bé Thông Minh 2A Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
☎02439411316 / 0982929815 - Trung tâm Bé Thông Minh 536A Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
☎02436259031 / 0961362606
Lượt đọc: 697