DẠY TƯ DUY TỔNG HỢP
KHẨN THIẾT CẦN PHẢI DẠY TƯ DUY TỔNG HỢP CHO TRẺ
Ngày nay, tương lai khó đoán định là bởi có vô vàn các yếu tố mới nảy sinh bắt buộc con người cần phải xem xét và giải quyết. Vì vậy, nếu thiếu Tư duy Tổng hợp sẽ khiến trong tương lai khi trưởng thành, trẻ sẽ ít khả năng dự đoán và có những hành động kịp thời.
Thậm chí ngay khi còn nhỏ theo quan điểm của Chuyên gia Giáo dục thì dạy Tư duy Tổng hợp không những giúp trẻ học tập tốt hơn mà đồng thời cũng là nền tảng cho sự thành công sau này của trẻ.
Để xây dựng được cho trẻ Tư duy Tổng hợp, cha mẹ cần phải dựa trên những Nguyên tắc sau.
DẠY TRẺ TƯ DUY PHÂN TÍCH
✔️ Hướng dẫn trẻ hiểu rằng “Phân tích” có nghĩa là chia nhỏ. Ví dụ như để trẻ hiểu rằng trong một cái cây thì có lá.
✔️ Hướng dẫn trẻ hiểu rằng Tư duy phân tích sẽ được dùng để ghép nối các kết quả phân tích độc lập. Thông thường để ghép nối được thì những mảnh ghép phải có chung một điểm như lá, thân, rễ…là bộ phận của cây.
✔️ Hướng dẫn trẻ hiểu rằng Tư duy Phân tích nhằm hướng vào một số nguyên nhân có thể xảy ra giúp trẻ xử lý tình huống như trong lúc trời mưa thì con phải làm gì.
✔️ Hướng dẫn trẻ hiểu rằng Tư duy Phân tích sẽ giúp cho phân công công việc trong từng Nhóm hoặc giữa các Nhóm với nhau như bạn A Tô màu giỏi sẽ đảm trách nhiệm vụ Tô màu. Bạn B vẽ giỏi sẽ vẽ trước rồi chuyển cho bạn A.
DẠY TRẺ TƯ DUY TỔNG HỢP
✔️ Hướng dẫn trẻ hiểu rằng Tổng hợp thì ngược lại với Phân tích, chính là tập hợp những mảnh nhỏ lại ví dụ như một một cái cây thì phải bao gồm có Rễ, Thân, Cành, Lá…
✔️ Hướng dẫn trẻ hiểu rằng để có năng lực tổng hợp tốt thì trước tiên trẻ cần phải có năng lực phân tích và am hiểu cái thứ mà mình đang phân tích. Ví dụ như muốn tả một cái cây hay thì phải chiếc lá phải có màu sắc, hình dáng…
✔️ Hướng dẫn trẻ hiểu rằng Tư duy tổng hợp giúp định hướng phân tích và giúp thống nhất các kết quả phân tích lại với nhau thành một bức tranh hoàn chỉnh. Ví dụ như mô tả một cái cây thì phải mô tả lá, thân, cành…
⭐️ ⭐️ Mối liên kết giữa Tư duy Tổng hợp với Tư duy Phân tích.
✔️ Do tính tương hỗ qua lại của hai loại tư duy mà chúng ta nên hướng dẫn trẻ phát triển một cách cân bằng hai loại tư duy này.
✔️ Quá thiên về một hướng nào đó đều không tốt, trừ khi trẻ ở trong một nhóm làm việc mà mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm về một hướng như vậy sẽ bổ trợ nhau tốt hơn, làm được nhiều thứ hơn.
DẠY TRẺ TƯ DUY LOGIC
✔️ Hướng dẫn trẻ hiểu rằng tất cả các đối tượng tồn tại trên thế giới này đều có sự tương tác với nhau chỉ là cấp độ ít hay nhiều. Ví dụ như Tư duy Tổng hợp cho một cái cây thì cần vận dụng Tư duy Tổng hợp của cả Lá, Thân, Rễ… Và muốn có Tư duy Tổng hợp của chiếc lá thì cần phải có Tư duy Phân tích của bộ phận chiếc lá…
✔️ Vấn đề mà trẻ đang muốn giải quyết nằm trong một vấn đề lớn hơn, đến lượt vấn đề lớn hơn đó lại nằm trong một vấn đề lớn hơn khác. Các vấn đề không tồn tại độc lập, đơn giản là nó không tự nhiên mà có.
Ví dụ một cái cây không tồn tại độc lập. Nó cần có nước, có không khí, có đất. Tất cả các đối tượng xung quanh đó quyết định rất nhiều tới việc cái cây sẽ như thế nào ở hiện tại, nó cũng quyết định quá trình sinh trưởng của cả cái cây trong tương lai.
Dạy Tư duy Tổng hợp khá phức tạp bởi vậy Rèn luyện Kỹ năng này cho trẻ không hề dễ chút nào. Nhưng không phải là không thể xây dựng được cho trẻ, chỉ cần các bậc cha mẹ có quyết tâm mà thôi.
Lượt đọc: 975