TẠI SAO TRẺ THIẾU TỰ TIN
Phần 2
Tại sao trẻ thiếu tự tin hơn trước đây? Những nguyên nhân nào tới từ môi trường xung quanh tác động tới sự thiếu tự tin ở trẻ trong thời đại 4.0 này.
Chúng ta thường suy nghĩ rằng trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, trẻ nhỏ có cơ hội học hỏi, tiếp xúc, quảng giao, thậm chí là cuộc sống sung túc và sung sướng hơn… thì trẻ càng dễ tự tin hơn chứ. Đúng với một số trẻ, nhưng lại không đúng với nhiều trẻ khác.
Trong phần 2 này chúng ta bàn về lợi thế về thời điểm ảnh hưởng tới sự tự tin trong con trẻ như thế nào?
Những trẻ nhỏ được rèn luyện để xây dựng sự tự tin cho mình từ nhỏ có nhiều lợi thế.
Lấy một ví dụ từ thực tế: Trong phần tìm hiểu tủ lạnh hoạt động như thế nào?. Chúng tôi có thí nghiệm nhỏ 1 giọt cồn lên tay, trẻ cảm nhận và quan sát sự bay hơi. Trong khi các em nhỏ hào hứng tham gia và nói lên cảm nhận của mình, thì một học sinh lớn hơn lại ngại ngần giấu tay đi. Nếu nói là sợ đau thì không đúng, trong khi các em reo vui và nói lên cảm nhận của mình, thậm chí xin làm thêm thí nghiệm, thì một anh lớn lại không thể sợ nhỡ ra đau.
Vấn đề đang ở chỗ, sự thiếu tự tin đã hình thành trong trẻ lâu rồi.
Tại sao trẻ thiếu tự tin trong trường hợp này. Cách giáo dục chỉ nghe thông tin và ghi nhớ, chỉ nghe và quan sát thay cho việc thực hành, lâu ngày khiến trẻ hình thành thói quen chờ đợi người khác làm, chờ người khác nói cho kết quả. Mất đi khả năng tự đánh giá tình huống và tự đánh giá bản thân là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu tự tin ở trẻ. ự thiếu tự tin trong thời gian dài đã ngăn cản trẻ tham gia những thử thách mới.
Trước khi thói quen chờ đợi, ý lại và lười nhác suy nghĩ và hành động của trẻ hình thành và trở nên khó chữa, chúng ta cần cho trẻ làm, làm và làm. Trẻ cần tự xây dựng sự tự tin của mình từ chính những kết quả do mình tạo ra.
Cách học tập thụ động, học vẹt, học để trả bài kiểm tra, học để chạy theo thành tích,…
Mỗi người trong chúng ta sinh ra đều có ít nhất 8 trí thông minh, sự biểu hiện các trí thông minh ở mỗi người có khác nhau, và vì thế cách thức học tập và sự tự tin của mỗi người trong mỗi lĩnh vực lại khác nhau.
Trẻ nhỏ cũng vậy, nếu cha mẹ muốn một đứa trẻ có trí thông minh âm nhạc nổi trội phải có điểm toán cao như một trẻ có trí thông minh logic toán học nổi trội.
Nếu cha mẹ có một đứa trẻ có trí thông minh vận động phải mở các trang sách và học thuộc lòng như một trẻ thông minh ngôn ngữ….
Thì tất yếu sẽ xảy ra tình trạng bực bội, ghét học, thiếu tự tin vì bị chê trách, so sánh…. dần sẽ dẫn tới sự thiếu tự tin.
Cha mẹ hãy nghiên cứu kỹ hơn về học thuyết Trí thông minh đa dạng của Howard Gardner để hiểu con và tìm ra phương pháp đúng đắn trong dạy trẻ.
Sai lầm thường thấy của cha mẹ trong thời đại công nghệ 4.0 ảnh hưởng tới sự tự tin của trẻ.
- Quá bận rộn nên để con cho người giúp việc hoặc ông bà lớn tuổi, quên mất rằng người lớn tuổi có những hạn chế về sức lực để chơi, trò chuyện, đồng hành cùng con.
- Quá bận rộn với công việc, với lướt mạng xã hội, với đi cà phê với bạn bè, để con tự vật lộn với những khó khăn của mình.
- Ỷ lại nhà trường, quên mất rằng nhà trường là nơi truyền thụ kiến thức cốt lõi. Các kỹ năng học tập, kỹ năng sống cần được trang bị thêm từ các môi trường chuyên biệt và có phương pháp riêng
- Ỷ lại các thông tin trên mạng, cho rằng xem nhiều và tích cóp nhiều thông tin là giúp con tự tin.
- Cho rằng tự tin và nhút nhát là giống nhau, càng lớn sẽ càng tự tin. Đúng 1 phần nhưng sai nhiều phần.
- Cha mẹ hài lòng với mỗi ngày đi học của con, miễn là không mè nheo, miễn là có kết bạn, miễn là có phát biểu trên lớp thế là đủ.
- Cha mẹ hài lòng khi thấy một siêu nhân nói nhiều trong nhà, nên không nghĩ tới việc khám phá sự tự tin trong con trẻ là như thế nào.
- Bỏ lỡ nhiều cơ hội củng cố sự tự tin của con trước khi con vào lớp 1, dẫn tới việc rất vất vả trong những năm sau này.
Trẻ nhỏ không phải là những máy móc theo tiêu chuẩn nhất định. Mỗi trẻ có những tiềm năng và điểm khởi đầu khác nhau. Kỹ năng đầu tiên mọi trẻ đều cần là SỰ TỰ TIN. Bố mẹ có con trong độ tuổi trước 8 tuổi cần cực kỳ quan tâm tới điều này.
Xem phần 1 tại đây
Hoàng Mỹ Anh
Chuyên gia giáo dục
Hãy liên hệ với chúng tôi 0961362606 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây để nhận đánh giá kỹ năng học tập của trẻ
Lượt đọc: 614