TẠI SAO TRẺ THIẾU TỰ TIN?

Phần 1

Tại sao trẻ thiếu tự tin hơn trước đây? Những nguyên nhân nào tới từ môi trường xung quanh tác động tới sự thiếu tự tin ở trẻ trong thời đại 4.0 này.

Chúng ta thường suy nghĩ rằng trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, trẻ nhỏ có cơ hội học hỏi, tiếp xúc, quảng giao, thậm chí là cuộc sống sung túc và sung sướng hơn… thì trẻ càng dễ tự tin hơn chứ. Đúng với một số trẻ, nhưng lại không đúng với nhiều trẻ khác.

Hãy cùng nhau phân tích một số trường hợp điển hình.

Tại sao trẻ thiếu tự tin trong khi nói rằng cái gì cũng thấy dễ.

Trong nhiều năm làm giáo dục kỹ năng cho trẻ, tôi đã gặp rất nhiều trường hợp như vậy. Đơn cử 1 ví dụ: trong một buổi Thực hành Thí nghiệm khoa học.

Học sinh lớp 3, vào lớp khá tự tin. Khi giáo viên hướng dẫn con thường nói leo, chứng tỏ rằng mình biết thí nghiệm đó, trong khi các em nhỏ hơn thì rất tò mò và thấy lạ lẫm. Tôi có hỏi rằng con đã làm thí nghiệm này rồi à, thì con trả lời ngay là “không, con xem trên youtube, đầy video thí nghiệm”. Nếu chỉ dừng ở đây, tất cả mọi người sẽ cho rằng con tự tin, con khá hiểu biết, nói to, rõ ràng, khá chủ động trong quan sát và nhận định.

Tiếp theo tới việc thực hành thí nghiệm, chàng trai không nói gì nữa và cũng không làm. Tôi có hỏi tại sao con không tham gia, con đã biết về thí nghiệm này rồi mà. Con nói rằng “thôi, con không làm đâu, chả biết có thành công không?”

Tới đây thì chắc các bố mẹ đều đồng ý với tôi rằng chàng trai này không tự tin.

Khoảng cách giữa việc xem người khác thành công và tin rằng mình sẽ làm được là rất lớn. Việc xem nhiều video trên mạng xã hội không khiến trẻ tự tin. Để ra được 1 video, người ta cần làm rất nhiều lần, cắt ghép rất nhiều. Trẻ xem nhưng không hiểu được điều đó, nghĩ rằng mọi việc đều rất dễ dàng, tới khi tự làm là thất bại. Không có được sự hướng dẫn và động viên kịp thời, trẻ sẽ dần trở nên ngại tham gia, dẫn tới việc thiếu tự tin.

Trẻ cần được suy nghĩ, tự làm và học hỏi từ chính trải nghiệm của mình để tự tin.

Hơi sợ nhưng vẫn làm, và sẵn sàng làm lại, thậm chí đưa ra ý kiến thay đổi trong lần làm tiếp theo.

Một số trẻ rụt rè, nhút nhát khi mới tham gia lớp học. Đối với chúng tôi, nhút nhát ban đầu không phải là điều đáng lo ngại, chỉ cần cải thiện việc nhút nhát và tham gia học hỏi sẽ giúp trẻ tiến bộ nhanh trong nhiều lĩnh vực.  

Trong các bài học FasTracKids, học sinh tham gia rất nhiều hoạt động: nghe, thảo luận, trình bày, thí nghiệm, làm việc nhóm, thuyết trình, đưa ra ý kiến phản biện, đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến sáng tạo…. Có rất nhiều trẻ dám tham gia một vài hoạt động với mức độ thành công khác nhau. Chừng đó đối với chúng tôi là rất tuyệt, bởi vì tiềm năng của mỗi trẻ là rất lớn, chúng ta cần cho trẻ thời gian và cơ hội để bộc lộ, củng cố, nuôi dưỡng và phát triển mọi năng lực của mình.

Chúng tôi thích những trẻ háo hức lắng nghe, chăm chú quan sát và dù chưa dám chủ động xung phong, chưa dám phát biểu, chưa dám tranh luận, nhưng tham gia hoạt động khi tới lượt mình. Đây chính là những đứa trẻ có sự tự tin tuy chưa thể nói là rất tự tin. Chỉ cần có cơ hội rèn luyên, mức độ tự tin sẽ tăng dần lên, và các con sẽ phát triển các kỹ năng học tập khác khi lòng tự tin được đẩy lên cao hơn mỗi ngày.

tại sao trẻ thiếu tự tin

Sự tự tin (với đúng nghĩa của nó) có thể tăng lên và cũng có thể thấp xuống khi có hoặc không có rèn luyện, điều này đúng hay sai.

Rất đúng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Một đứa trẻ sinh ra có rất nhiều tiềm năng, cơ hội sẽ giúp con trưởng thành, thực tế nhiều năm trong lĩnh vực giảng dạy cho trẻ nhỏ cho chúng tôi thấy rõ điều này. Mỗi trẻ đều có sự tự tin ở một mức độ hoặc khía cạnh nào đó, trẻ cần chúng ta giúp vượt qua những rào cản của chính mình để bứt phá. 

Tuy nhiên trẻ nhỏ đang trong quá trình hoàn thiện, các kỹ năng có thể thay đổi theo thời gian tùy vào sự luyện tập và đồng hành của những người xung quanh, môi trường sống, môi trường giáo dục và kể cả những người bạn của trẻ.

Mời các bố mẹ xem tiếp phần 2

Hoàng Mỹ Anh

Chuyên gia giáo dục

Hãy trao cho con cơ hội ngay hôm nay, để con tự tin, thành công và tỏa sáng. Bố mẹ hãy liên hệ 0961362606 hoặc ĐĂNG KÝ để được tư vấn đánh giá mức độ tự tin của con.

 

Lượt đọc: 317