Trẻ nhút nhát nghiêm trọng

Trong đại đa phần các trường hợp thì sự nhút nhát sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Khi nào bố mẹ nên thấy lo lắng về trẻ nhút nhát nghiêm trọng ?

  • Khi con bạn đã 3,4 tuổi mà vẫn còn la hét khóc to khi phải rời cha mẹ lúc đến một ngôi trường mới, một nơi vui chơi mới. Việc la hét khóc lóc diễn ra không ngừng trong thời gian dài và con không thể quan tâm tới bất cứ điều gì xảy ra xung quanh ngoài việc tìm cha mẹ hoặc tỏ ra hoảng sợ.
  • Khi con bạn đã 4,5 tuổi mà vẫn không giao tiếp bằng lời nói với những bạn mới, thầy cô giáo mới. Con không muốn tham gia vào môi trường vui chơi mới, vẫn úp mặt vào lưng mẹ mỗi khi gặp ai đó hoặc có ai đó hỏi tới mình.
  • Khi nỗi lo sợ hoặc sự nhút nhát khiến con rơi vào trạng thái im lặng và càng im lặng hơn khi bạn bè xung quanh vui vẻ với nhau và các bạn gửi tới con những ánh mắt lạ lẫm.
  • Khi con bạn 6,7 tuổi mà vẫn sợ sệt, run tay chân, không dám chủ động tìm hiểu xung quanh, nhớn nhác tìm cha mẹ để dựa dẫm hoặc lí nhí trả lời nhát gừng các câu hỏi thông thường của mọi người, thu mình và câm nín.
  • Khi bạn bất chợt nhận ra rằng sự nhút nhát ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của con, là rào cản để con học hỏi, tham gia môi trường mới với nhiều điều mới lạ
  • Những thay đổi đột ngột ở con, bởi đó có thể là do trẻ đang trốn tránh vì trải nghiệm tiêu cực với một người cụ thể, cho dù là người lớn hay bạn bè cùng trang lứa.
  • Khi bạn nhận thấy rằng đứa con bình thường vui vẻ và hướng ngoại của bạn đột nhiên nhút nhát và ít nói. Có thể có một vấn đề liên quan tới bạo hành, bạo lực học đường hoặc có thể con bạn có những lo lắng gì đó.
  • Khi con bạn đột nhiên không muốn đi học và thể hiện các hành vi như giả ốm để có thể ở nhà hoặc không chịu đến trường. Trong trường hợp này bố mẹ hãy nói chuyện với con về những gì đang xảy ra để có thể giúp con tìm ra giải pháp.

Sự nhút nhát nghiêm trọng ảnh hưởng tới con như thế nào?

  • Sự nhút nhát nghiêm trọng khiến con không muốn phát biểu và tham gia vào lớp học.
  • Con ngại chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc do sợ người khác sẽ phản ứng tiêu cực với mình, vì thế con giữ cho riêng mình. Khi điều này xảy ra trong thời gian dài thì trẻ có thể sẽ ngày càng thu mình, thiếu tự tin và có thể dẫn tới trầm cảm.
  • Sự nhút nhát của con dẫn tới việc yếu kém về kỹ năng xã hội, ví dụ ngại giao tiếp bằng mắt với mọi người hay trò chuyện trong những tình huống cụ thể. Những đứa trẻ mắc chứng nhút nhát sẽ gặp khó khăn khi tương tác và lâu dần có thể  thực sự gặp khó khăn trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống của chúng.
  • Nhút nhát sẽ lược bỏ bớt nhiều cơ hội phát triển của con, kìm hãm trẻ phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, đặc biệt trong xã hội hiện đại.

nhút nhát nghiêm trọng

Cha mẹ cần hiểu các nguyên nhân để chỉnh sửa kịp thời.

  • Về mặt di truyền học – các khía cạnh của tính cách có thể được quyết định một phần, bởi cấu trúc gen di truyền của cá nhân. Những đứa trẻ nhạy cảm và dễ bị đe dọa có nhiều khả năng lớn lên trở thành những đứa trẻ nhút nhát.
  • Nhút nhát do môi trường: trẻ học bằng cách bắt chước những hình mẫu có ảnh hưởng nhất của chúng: đó là cha mẹ, ông bà, anh chị em.  
  • Những đứa trẻ không cảm thấy gắn bó an toàn với cha mẹ hoặc những đứa trẻ đã trải qua sự chăm sóc không nhất quán, có thể lo lắng và dễ có hành vi nhút nhát.
  • Cha mẹ bao bọc quá mức có thể làm cho dễ bị ức chế và sợ hãi, đặc biệt là trong những tình huống mới.
  • Thiếu tương tác xã hội trong vài năm đầu đời có thể dẫn tới việc thiếu các kỹ năng xã hội.
  • Những lời chỉ trích gay gắt,  trêu chọc hoặc bắt nạt bởi những người quan trọng trong cuộc sống (cha mẹ, anh chị em và các thành viên thân thiết khác trong gia đình hoặc bạn bè) có thể làm trẻ nhút nhát.
  • Những đứa trẻ đã nhiều lần bị thúc ép vượt quá khả năng của chúng có thể mắc chứng sợ thất bại biểu hiện dưới dạng tính nhút nhát.

Mỗi đứa trẻ có tính cách khác nhau và môi trường sinh sống cũng như cá tính của những người trong gia đình khác nhau, và mỗi trẻ có thể vượt qua sự nhút nhát của mình theo cách khác nhau.

                                                                       Hoàng Mỹ Anh

Chuyên gia giáo dục

 

Hãy bắt đầu ngay bằng việc nói chuyện với chuyên gia 0961362606 hoặc tìm môi trường cải thiện sự nhút nhát của con ngay.

 

Lượt đọc: 366