Làm thế nào khi trẻ kén ăn?

Liệu con bạn có kén ăn? Thực ra điều này cũng không cần thiết phải lo ngại trừ phi trẻ không chịu ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng, là nền tảng cho sức khỏe của trẻ sau này, thế nên trẻ cần phải hấp thu đủ chất để phát triển một cách toàn diện. Có điểm khác biệt giữa trẻ không thích ăn và trẻ hoàn toàn không chịu ăn. Khi trẻ nhà bạn không muốn ăn bất cứ một loại rau nào mà chỉ đòi ăn bơ đậu phộng hoặc bánh mì thì có lẽ đã đến lúc bắt đầu một số thay đổi trong thói quen ăn uống của con bạn rồi đấy!

Bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn những thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng ngay từ thưở nhỏ, càng bắt đầu cho trẻ thử các loại thức ăn khác nhau sớm thì trẻ càng sớm phát triển khẩu vị món ăn. Trong giai đoạn này không nên nói với trẻ rằng trẻ không nên thích một món ăn nào đó vì bố/mẹ không thích ăn món đó, điều này sẽ hình thành nên nếp suy nghĩ rằng nếu Mẹ không ăn thì mình cũng không cần ăn.

Hàng tuần, phụ huynh hãy thử những công thức nấu nướng mới, những món ăn mới. Dĩ nhiên là không phụ huynh nào lại muốn cứ mỗi bữa ăn lại la mắng, muộn phiền về trẻ cũng như phải ép trẻ tự đi rửa chén đĩa, những điều như trên không giúp bạn đạt được mục tiêu là rèn thói quen ăn uống cho trẻ. Đầu tiên bạn cần giới hạn về các thức ăn có hàm lượng chất béo cao và đầy mỡ một cách từ từ, và đừng quên dần dần hạn chế cả đồ ăn đường. Trẻ con ngày nay thường được cho ăn nhiều thức ăn nhanh, những thức ăn này không hề có đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn là cha mẹ của trẻ và bạn là người có quyền cũng như trách nhiệm trong việc rèn giũa thói quen ăn uống lành mạnh cho  trẻ.

Phụ huynh hãy cố gắng chuẩn bị trước thực đơn bữa ăn với tất cả các nhóm thức ăn đầy đủ dinh dưỡng. Khi mới bắt đầu có thể bạn sẽ phải giúp con thử những phần thức ăn nhỏ và nói rằng “Bố/mẹ muốn con thử món này, con có thể sẽ thích!”, cố gắng làm những món ăn hợp khẩu vị với trẻ. Phụ huynh cũng có thể thử những công thức phức tạp, và không nên chuẩn bị món ăn một cách sơ sài trước mặt trẻ. Chắc chắn sẽ có những đồ ăn trẻ không thích, hãy kiên nhẫn chờ đợi vào một thời gian sau hoặc đơn giản là hầm nhừ món đó. Bạn có thể dễ dàng làm món canh rau hầm, ngay cả người lớn cũng không phát hiện ra là bạn đã đưa món gì vào nồi hầm. Dần dần theo thời gian, bạn sẽ tìm được những món ăn mà trẻ kén ăn yêu thích.

Phụ huynh nên có thời gian biểu dành cho việc ăn uống và hạn chế ăn các món ăn nhẹ, thay vào đó là ăn thêm thức ăn bổ dưỡng như hoa quả. Nếu trẻ đã ăn khoai tây chiên no căng thì khó có thể thuyết phục trẻ ăn thêm vào bữa chính. Nên tập cho trẻ thói quen xin phép trước khi chọn mua các gói khoai tây chiên hoặc kẹo khi đi cùng mẹ tới siêu thị.

Khi trẻ không muốn ăn rau, tốt nhất nên cho trẻ các lựa chọn khác, ví dụ như hãy chọn giữa bánh mì nướng và bột ngũ cốc, không nên để trẻ tự ý ăn khoai tây hoặc bánh mì kẹp. Và lựa chọn này chỉ được diễn ra một tuần một lần, với kế hoạch trên trẻ sẽ ngoan ngoãn ăn hết đĩa rau vì đơn giản, nếu trẻ không ăn rau thì sẽ phải chọn giữa bánh mì và bột ngũ cốc, trẻ sẽ nghĩ rằng biết đâu ngày mai mẹ sẽ chuẩn bị một món gì đó còn chán hơn rau và sẽ ăn phần rau, để dành cơ hội chọn lựa duy nhất trong tuần cho bữa ăn tới.

Để thay đổi thói quen kén ăn của trẻ, cần thời gian và cả lòng kiên trì, phụ huynh luôn luôn cần nhớ rằng trẻ được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ sẽ học tập tốt, có sức khỏe và rèn luyện cho trẻ ăn ngon miệng cũng là rèn cho trẻ ngoan.

Lượt đọc: 3,689