Tìm hiểu quá trình phát triển của trẻ
Tất cả trẻ em đều được sinh ra với những đặc tính cha mẹ truyền lại. Mỗi bé có bốn mươi sáu nhiễm sắc thể được di truyền (hai mươi ba từ mỗi người). Các nhiễm sắc thể chính là nơi chứa đựng đặc tính di truyền.
Lúc chào đời, ai cũng mang những gen di truyền và rồi chúng được nhào nặn, thành hình bởi văn hóa hay môi trường sống của người đó. Một cách định nghĩa thực tế của văn hóa là cộng đồng xã hội. Chính cộng đồng đó giúp một con người hình thành quan điểm, đức tin, thói quen và cả giá trị nữa. Quá trình này được bắt đầu ngay từ khi con người mới sinh ra.
Và nếu như chúng ta tạo ra con người của trẻ bằng thái độ của mình; chúng ta cần chắc chắn rằng mình là một tấm gương tốt.
Cả sự di truyền và môi trường sống đều đóng vai trò quyết định trong việc phát triển cá tính và phẩm chất của con người.
Những gia đình có hoàn cảnh, truyền thống khác nhau sẽ có những cách riêng đề rèn giũa, dạy dỗ con cái họ.
Những đứa trẻ ngỗ nghịch thường là hệ quả của việc yêu thương không đúng mức từ cha mẹ và những người yêu quý chúng.
Mỗi bậc cha mẹ nên cho trẻ không chỉ cơm ăn, áo mặc và mái nhà. Mỗi đứa trẻ còn cần sự quý trọng phù hợp. Trẻ cần phải cảm thấy được rằng mọi người yêu quý và cần chúng. Trẻ cũng cần cảm nhận được sự an toàn trong ngôi nhà của mình.
Dạy dỗ trẻ và làm cho trẻ cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy an toàn. Điều đó chỉ cho trẻ cách yêu thương chính mình và người khác theo một hướng tích cực.
Trẻ luôn cần một môi trường sống ổn định nếu chúng muốn học cách đóng góp cho xã hội và có 7 nhiệm vụ cơ bản phải được thực hiện ở nhà nếu bạn muốn điều đó trở thành hiện thực. (Nếu bạn không thực hiện được 7 điều này tại nhà thì đó phải là nơi bắt đầu)
1.Gia đình (cha mẹ) phải quan tâm đến quần áo, chế độ ăn uống và chỗ nghỉ của con cái.
2.Gia đình có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ được giáo dục dù thông qua hệ thống của nhà nước hay tư thục.
3.Niềm tin, tín ngưỡng phải được dạy ở nhà.
4.Một vài thành viên trong gia đình nên có lương cao. Người đó có thể là cha hoặc mẹ, không quan trọng.
5.Cha mẹ phải có trách nhiệm dạy dỗ trẻ cách giao tiếp, ứng xử. Trẻ cần được dạy cách thích nghi với thế giới xung quanh. Chúng phải được ra ngoài chơi chứ không phải bị giữ cô lập trong nhà.
6.Giải trí: Việc các thành viên trong gia đình chơi đùa cùng nhau là rất cần thiết và quan trọng. Những gia đình hay chơi đùa cũng nhau là những gia đình hạnh phúc.
7.Cuối cùng là tình cảm. Dạy trẻ yêu thương là điều tối cần thiết. Thiếu điều này, bạn sẽ mất chúng.
Những trải nghiệm đầu đời của trẻ là rất quan trọng. Những gì trẻ học khi còn nhỏ sẽ theo chúng trong suốt cuộc đời.
Trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những yếu tố xung quanh. Chúng ta phải cảnh giác và nhận biết được những gì đang diễn ra. Một vài những yếu tố ngoại cảnh cần được chú ý là :
1. Những phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, ti vi, đài phát thanh. Hầu như tất cả các gia đình đều có ít nhất một trong số những phương tiện đó và có khi là tất cả. Chúng ta phải cảnh giác với những cảnh hay chuyện bạo lực được đăng hoặc đưa lên đó. Trẻ học qua việc quan sát. Nếu trẻ xem những hình ảnh bạo lực, có thể chúng sẽ trở nên giống như vậy.
Trong việc hướng dẫn trẻ, chúng ta phải chắc chắn rằng trẻ học theo những tấm gương tốt.
2. Lạm dụng, ngược đãi trẻ em – hãy chống lại điều này. Không bao giờ được đánh đập trẻ. Mỗi năm có hàng triệu triệu trẻ em bị lạm dụng. Điều này chứng tỏ một thực tế rằng những trẻ bị lạm dụng, ngược đãi khi còn nhỏ thì khi lớn lên lại trở thành những kẻ gây ra tội ác tương tự.
3. Ly hôn – vì trẻ, hãy sống hòa hợp. Con bạn cần cả cha và mẹ. Nếu các bạn không thể ở bên nhau thì đó hoàn toàn không phải lỗi của trẻ. Nếu như bạn không thể tìm cách chung sống, hãy làm thế nào để cả hai đều đóng vai trò tích cực trong cuộc sống của trẻ. Đây là điều bắt buộc. Trong nhà trường, những học sinh trong tình cảnh này cần được yêu thương và thông cảm. Chúng ta cần kiên nhẫn với trẻ và hiểu rằng nghịch ngợm, quậy phá cũng là một đặc tính ở trẻ. Những lúc như thế trẻ sẽ cần được định hướng lại và cần được giúp để chúng có thể trút bỏ những phiền muộn, bực tức trong người theo một cách tự nhiên nhất.
4. Những trẻ tự xoay sở khi ở nhà một mình: Trẻ cần có người cùng khi chúng ở nhà. Nếu trẻ đi đâu đó rồi về nhà mà không có ai đón thì chúng không cảm thấy an toàn.
Những trẻ như thế cần nhiều thời gian cho riêng chúng hơn. Một kèm một sẽ là cách tốt đề giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình.
Những đặc điểm di truyền có ảnh hưởng lớn tới con người trẻ. Tất nhiên, sự giống nhau về ngoại hình là điều dễ nhận ra nhất. Nhiều trẻ chấp nhận việc này mà không băn khoăn gì cả trong khi số khác lại tỏ ra khó chịu khi mà mình giống những người khác trong gia đình.
Tình trạng sức khỏe của người mẹ trong quá trình mang thai cũng có ảnh hưởng lớn tới trẻ.
Nếu như sức khỏe của người mẹ không tốt, trẻ có thể bị mất cân bằng nội tiết, kém ăn hay thậm chí là sức khỏe kém. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ. Thực tế chỉ ra rằng những trẻ được nuôi dưỡng ở bệnh viện thường phải tuân thủ một cuộc sống khá khắt khe và cuộc sống như vậy có thể đeo đẳng trẻ đến tận khi trưởng thành và gây ra những vấn đề thực sự.
Nơi mà trẻ được nuôi dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành con người và khả năng học tập của trẻ. Nếu như trẻ sống trong một gia đình mà cha mẹ không có thời gian để cùng học và khuyến khích những gì trẻ được học ở trường thì trẻ sẽ có ít cơ hội thành công hơn so với những trẻ sống trong những gia đình mà thường xuyên khích lệ, giáo dục chúng. Vị trí của trẻ trong gia đình cũng ảnh hưởng tới điều này. Nhiều khi, những đứa con thứ (có cả anh, chị và em) thường có nhiều vấn đề hơn là những trẻ khác trong gia đình.
Sự phát triển thể chất cũng ảnh hưởng tới trẻ. Việc quá nhỏ hoặc quá lớn so với độ tuổi đều làm trẻ mặc cảm và cản trở việc học hành. Khuyết tật cũng làm chậm đi sự phát triển của trẻ. Những trẻ như thế rất cần được tham gia vào những chương trình đặc biệt giúp chúng đối phó và vượt qua khó khăn.
Tóm lại : Con người trẻ chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình, môi trường, những nhu cầu về vất chất, tinh thần, tình cảm và cả xã hội. Những trải nghiệm cá nhân của trẻ là những thứ tạo cho trẻ sự khác biệt, hình thành nên con người trẻ. Quan sát tỉ mỉ trẻ ở nhà và khi trẻ nô đùa có thể giúp bạn hiểu hơn về con người và những nhu cầu của trẻ.
Chúng ta cần nuôi dạy trẻ theo mô hình phù hợp với tính cách, đặc điểm và khả năng học tập của trẻ.
Mọi trẻ em đều có quyền được học tập, được yêu thương, và có hình mẫu tốt để noi theo. Nhiệm vụ của chúng ta với tư cách là cha mẹ, thầy cô chính là đảm bảo rằng trẻ có thể đạt được thành công trong cuộc sống.
Lượt đọc: 7,826