Nhạc to có làm tổn thương tai của trẻ?
Bé có thích nghe nhạc bằng tai nghe và thường xuyên vặn volume to không? Có lẽ bố mẹ cháu đã từng nhắc nhở cháu thế này, “vặn nhỏ đi nếu không con sẽ bị điếc đấy!”. Điều đó có đúng không?
Bố mẹ cháu đúng đấy. Các loại âm thanh lớn (cho dù là nhạc hay bất cứ âm thanh nào khác như âm thanh từ máy móc hoặc động cơ máy bay) đều có thể gây những tổn hại tức thời và lâu dài tới khả năng nghe.
Khả năng nghe kém đi nghĩa là không nghe được tốt như những người khác. Đối với một số người, họ không nghe được gì cả.
Nếu như tiếng ồn quanh cháu quá lớn đến nỗi cháu phải hét to lên để mọi người có thể nghe thấy cháu nói thì có khả năng là các bộ phận bên trong tai của cháu sẽ bị tổn thương. Sau khi vừa phải nghe một âm thanh quá lớn, sẽ xảy ra hiện tượng khả năng nghe kém đi tức thời. Khi gặp hiện tượng này, cháu sẽ không thể nghe được như bình thường trong một khoảng thời gian nhất định.
Cháu cũng có thể sẽ mắc chứng ù tai nữa. “Chứng ù tai” là một thuật ngữ y học chỉ việc trong tai luôn có tiếng vang. Khi mắc chứng này, tai cháu có thể luôn có vẻ như bị “đầy” lên. Mặc dù thường thì rồi cháu cũng sẽ nghe lại được như bình thường nhưng nếu cháu cứ tiếp tục nghe nhạc hay tiếng ồn lớn hết lần này đến lần khác thì cháu có thể sẽ nghe kém vĩnh viễn.
Nếu một người nào đó thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời gian dài, thì hiện tượng khả năng nghe bị kém đi vĩnh viễn sẽ xảy ra. Điều này có nghĩa là khả năng nghe của một người sẽ mãi mãi không bao giờ tốt như trước được nữa. Đó là lý do tại sao các công nhân xây dựng và công nhân nhà máy luôn phải đeo dụng cụ bảo vệ tai. Tiếng ồn phát ra từ máy cắt cỏ và các dụng cụ chạy điện khác như máy cưa cũng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng nghe những âm thanh có âm vực cao ở mỗi người. Loại tiếng ồn này cũng có thể khiến người nghe bị ù tai mãi mãi.
Khi cháu nghe nhạc tiếng to quá nhiều thì cũng có thể gây tổn thương cho tai, đặc biệt là khi cháu nghe bằng tai nghe. Nhiều nhà soạn nhạc lớn cũng đã từng bị mắc chứng nghe kém và ù tai. Đây là một vấn đề đáng lưu tâm với những ai cần phải nghe nhiều để soạn nhạc. Đây cũng là lý do tại sao đôi khi cháu có thể bắt gặp các nhà soạn nhạc mà cháu yêu thích đeo dụng cụ bảo vệ tai khi họ chơi đàn.
Vì vậy, các cháu hãy cố gắng giữ gìn tai của mình để sao cho tai luôn ở tình trạng tốt nhất nhé. Hãy bảo vệ tai các cháu bằng cách đeo dụng cụ bảo vệ tai mỗi khi các cháu sử dụng các loại máy, như máy ở trong các xưởng tại trường chẳng hạn. Và các cháu cũng hãy luôn nhớ rằng cần phải vặn nhỏ volume, đặc biệt là khi các cháu nghe nhạc bằng tai nghe hoặc khi ở trong ô tô. Khi nghe tai nghe lâu, các cháu nên để tai mình được nghỉ ngơi một lúc nhé. Nếu các cháu thường xuyên đi nghe hòa nhạc hoặc nếu trong tương lai các cháu trở thành những nhà soạn nhạc thì các cháu phải đeo loại nút bịt lỗ tai chuyên dụng đấy. Hãy làm theo những lời khuyên trên đây và các cháu sẽ chẳng bao giờ phải hỏi đi hỏi lại câu hỏi “Gì cơ?” mỗi khi có ai đó nói gì với mình nữa.
Lượt đọc: 18,791