Sự lo lắng của trẻ và cách giải quyết vấn đề

Trẻ em lo lắng, thở gấp, run rẩy, khóc, đau dạ dày thường xuyên hay nói lắp bắp không phải là đặc trưng của sự kích động nào đó. Một số trẻ em quá nhạy cảm khiến các bé dễ bị tổn thương hơn, đánh mất sự tự tin, thoải mái khi phải đối mặt với các tình huống mới. Con trẻ lo lắng thường thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề, điều này có nghĩa là bố mẹ phải sử dụng các giải pháp khác nhau để xử lý vấn đề đó.

Hình thành một thói quen

Trẻ em – những người dễ trở nên lo lắng trong các tình huống mới có thể bình tĩnh hơn nhờ việc hình thành và duy trì một thói quen tốt. Thói quen đặc biệt hữu ích khi đi ngủ hoặc chuẩn bị tới trường. Dạy trẻ hàng ngày cất vật dụng cá nhân của mình vào những vị trí giống nhau để dễ dàng lấy lại khi cần. Hình thành cho trẻ các kiểu thói quen như một thứ gì đó ổn định để dựa vào ngay cả khi những thứ khác trong môi trường của trẻ đã thay đổi. Khi bạn nhận ra con mình lo lắng, hãy nói con tập trung vào các thói quen và trẻ sẽ bình tĩnh hơn.

Lắng nghe và thấu hiểu

Lắng nghe và xác nhận những cảm xúc, lo lắng của con bạn là một kĩ năng giải quyết vấn đề cần thiết. Đôi khi lắng nghe ý kiến của trẻ trong một môi trường không phán xét sẽ giúp lo lắng của trẻ được giải tỏa và nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu những gì con trẻ nói bằng cách lặp đi lặp lại các từ khóa với chúng. Bạn nên giữ giới hạn khi bày tỏ sự đồng cảm bằng cách nói: “Mẹ hiểu con đang sợ hãi. Rất nhiều người thấy sợ hãi khi đối mặt với tình huống (môi trường) mới nhưng chúng ta sẽ vượt qua thôi”.

Giao tiếp

Sau khi con đã bình tĩnh trở lại, bạn đưa ra những gợi ý hữu ích để trẻ nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn và xử trí nó bằng những cách thông dụng. Đặt trẻ vào những lựa chọn phong phú cho phép trẻ trải nghiệm những cảm xúc khác nhau với cách giải quyết vấn đề khác nhau. Phụ huynh hãy bao gồm việc bạn cảm thấy như thế nào, giải quyết sự việc ra sao và những kinh nghiệm bạn học được từ nó.

Dạy trẻ cách thư giãn

Những đứa trẻ lo lắng thường không biết cách phát triển những phương pháp hiệu quả để thư giãn. Cách thức giải quyết chính là dạy trẻ những kĩ thuật thư giãn tích cực như hít thở thật sâu hay thư giãn các cơ. Khi hít thở sâu trẻ học cách chỉ tập trung vào hơi thở và quên đi sự lo lắng của mình. Sự luyện tập thư giãn cơ bắp đòi hỏi sự siết chặt và thư giãn mỗi nhóm cơ. Kĩ thuật thư giãn tiến bộ là một cách khác để tập trung vào một cái gì đó bên cạnh sự lo lắng.

Theo Livestrong

Lượt đọc: 2,721