Não bộ và sự phát triển kỹ năng xã hội

Để giải thích cho sự phát triển của não bộ, chúng ta thường nhắc đến những ví dụ về việc học ngôn ngữ. Khái niệm về sự phát triển của não bộ còn được áp dụng để giải thích về việc não bộ suy nghĩ và giải quyết vấn đề như thế nào. Các ví dụ khác về khả năng học hỏi của trẻ trong những năm tháng đầu đời như: làm thế nào để tạo được mối quan hệ với những người xung quanh, làm thế nào để biết mình đã thực sự no hay chưa, và làm thế nào để giải quyết những căng thẳng. Những điều được học sau đó bao gồm: đọc, làm toán, nhảy múa, đánh máy, lái xe ô tô, lau dọn nhà cửa, bơi lội, và kỹ năng giải làm việc.

 Rất nhiều điều trẻ được học khi còn nhỏ sẽ trở nên hữu ích khi chúng trưởng thành. Ví dụ như việc học làm thế nào để tương tác xã hội có thể giúp trẻ trong việc học hỏi những kỹ năng trong công việc sau này. Học giai điệu và  các bài hát sẽ giúp trong khi tập đọc. Càng có nhiều kết nối trong não bộ, cơ hội để trẻ thành công trong việc phát triển các kỹ năng càng lớn.

 Trẻ em có thể học được những cách lành mạnh để tương tác xã hội từ khi còn nhỏ. Mẹ có thể dạy bé tương tác xã hội theo phương pháp “trao đổi lần lượt”. Mẹ có thể trò chuyện cùng các bé. Các bé sẽ đáp lại lại bằng những tiếng bập bẹ hoặc những tiếng la hét khác. Mẹ không nên ngắt lời bé, hãy để bé “nói” hết trước khi tiếp tục câu chuyện. Khi để bé có cơ hội được hoàn tất lượt “nói” của mình, mẹ đã đang dạy bé những điều đầu tiên của quá trình tương tác xã hội. Bé đã học được cách được “nói” khi đến lượt “nói” của mình, cần phải nghe khi đến lượt mình phải nghe. Khi những tương tác xã hội này diễn ra, các kết nối, hay các khớp thần kinh trong não cũng đang đồng thời diễn ra.

Thật không may, một vài bà mẹ, hay những người thường xuyên tương tác với bé, thường không cho bé có cơ hội được thể hiện khi bé đang ở lượt của mình. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là khi bé cố gắng quay mặt ra phía khác, nhưng mẹ bé lại cố gắng giữ bé nhìn về phía mình. Bé sẽ rất buồn và bối rối. Người lớn và những trẻ lớn hơn sẽ không nghe bé khi bé đang cố gắng thu hút sự chú ý. Khi những điều này xảy ra, các khớp thần kinh dành cho việc “trao đổi lần lượt” sẽ không được liên kết một cách hoàn chỉnh.

Trẻ nhỏ và thiếu niên cần phải học cách tương tác xã hội. Não bộ cần tạo ra những liên kết tương tác này. Nếu những liên kết này không được hình thành khi trẻ còn nhỏ, thì những liên kết này chắc chắn phải được tạo dựng khi trẻ đã lớn. Giống như việc học một ngôn ngữ mới, hay học cách chơi piano, học cách tương tác xã hội sẽ trở thành bản năng. Càng nhiều trải nghiệm, liên kết hay các khớp thần kinh của não bộ sẽ càng bền vững, và có thể trở thành một phần của não bộ.

Lượt đọc: 2,289