Trẻ được lợi ích gì từ vui chơi?

Các hoạt động vui chơi là rất cần thiết để trẻ em phát triển lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy 75% não bộ của trẻ phát triển rất tốt sau khi sinh. Các hoạt động trẻ em tham gia có ảnh hưởng và kích thích mô hình kết nối giữa các tế bào thần kinh. Quá trình này ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng vận động , ngôn ngữ, xã hội hoá, nâng cao nhận thức cá nhân, cảm xúc, sáng tạo, giải quyết vấn đề và khả năng học tập. 

click - FTK

Vui chơi có vai trò quan trọng nhất là giúp trẻ được hoạt động, lựa chọn và thực hiện hoạt động để làm chủ. Các em phải có kinh nghiệm với nhiều nội dung phong phú (nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ, khoa học, toán học, quan hệ xã hội) vì vui chơi có liên quan đến giác quan, nhận thức, trải nghiệm tình cảm-xã hội kích thích sự phát triển não bộ.

Theo tiến sĩ Montessori, về cơ bản vui chơi là:

  • Tự nguyện, thú vị, có mục đích và tự phát
  • Tăng cường sáng tạo bằng cách sử dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, và thể chất.
  • Giúp mở rộng những ý tưởng mới
  • Giúp trẻ thích ứng với xã hội
  • Giúp ngăn chặn các vấn đề xấu về tình cảm

Trẻ được lợi ích gì từ vui chơiVui chơi có vai trò quan trọng nhất là giúp trẻ được hoạt động, lựa chọn và thực hiện hoạt động để làm chủ đề.

Nếu vui chơi là việc của trẻ em thì đồ chơi là công cụ. Thông qua đồ chơi, trẻ em tìm hiểu về thế giới của các em, về chính mình và các bạn khác. Đồ chơi dạy trẻ  em:

  • Tìm hiểu mọi thứ làm việc như thế nào
  • Có ý tưởng mới
  • Xây dựng khả năng sử dụng cơ thể và sức khoẻ
  • Sử dụng trí tưởng tượng
  • Giải quyết vấn đề
  • Học cách hợp tác với người khác

Nội dung trò chơi cũng cần trí tưởng tượng và kinh nghiệm của chính đứa trẻ.

Tuy nhiên, những trải nghiệm vui chơi của trẻ em ngày nay thường khác với trải nghiệm của cha mẹ trước đây.

Với tác động mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, video, trò chơi điện tử và internet, trẻ em hiện đang dành nhiều thời gian vào những trò giải trí thụ động hoặc giảm thiểu tương tác để ngồi với bàn phím và bảng điều khiển với thiết bị điện tử. Vì vậy cha mẹ cần chú ý hạn chế các con tiếp xúc với máy tính nhiều, thay vào đó cần phải tăng cường các hoạt động tương tác với thực tế và giao tiếp, vui chơi với bạn bè xung quanh.

 Theo Nicurriculum

Lượt đọc: 4,563