5 quy tắc dạy con

Các bé đang làm bạn phát cáu? Nếu bạn được hỏi về bé, sau khi nói, “Bé là một đứa trẻ ngoan, nhưng …”, bạn sẽ sử dụng những từ như “nhõng nhẽo”, “không hoạt bát”, “thiếu tôn trọng”, “tức giận”, hay “đòi hỏi? Nếu những từ ngữ tiêu cực nảy sinh nhiều hơn là tích cực trong tâm trí bạn, điều đầu tiên cần phải nhận thức được rằng đây là tự nhiên. Chúng ta là các bậc cha mẹ cũng là con người thôi, có nghĩa là chúng ta có xu hướng tìm kiếm những điều sai trái của con cái để chúng ta tập trung vào những gì chúng ta nên “sửa chữa” cho con. Hãy giữ bình tĩnh và tìm hiểu những quy tắc dạy trẻ dưới đây; chúng ta tin rằng chúng ta đang cải thiện cơ hội sống sót lâu dài trong một thế giới đầy khó khăn.

Nếu chúng ta dành phần lớn thời gian để lo lắng, sửa chữa và cố gắng để định hình những đứa trẻ của chúng ta theo suy nghĩ chủ quan của mình thì bạn bỏ lỡ những mặt tích cực của bé. Điều tốt nhất là hãy nhìn nhận công bằng nếu muốn con trở nên tích cực và than thiết với bạn. Tôi sẽ giúp bạn thay đổi góc nhìn để bạn có thể nhìn thấy những hành vi tiêu cực của con theo một cách tích cực hơn – hoặc ít nhất chính xác hơn!

Quy tắc  1: Ngừng tìm kiếm những điều làm bạn sợ hãi.

Khi căng thẳng thì cha mẹ có thể có xu hướng tìm kiếm những bằng cho những lo sợ của mình. Tôi có một người bạn rất sợ rằng con trai mình bị tự kỉ. Để khẳng định nỗi sợ hãi về con trai của mình, cố kiếm bằng chứng để khẳng định biểu hiện tiêu cực của con – rằng cậu bé không có bạn bè. Tất nhiên, khi bạn tìm kiếm bằng chứng để khẳng định niềm tin của sợ hãi của bạn, bạn sẽ tìm thấy những bằng chứng để củng cố điều đó. Ví dụ một bà mẹ lái xe trên đường thì thấy con đang đứng bên này đường trong khi tất cả những đứa trẻ khác đang chơi ở đầu bên kia. Cô bước ra khỏi xe và chạy tới quát, “Jake, tại sao con đứng đây một mình và không tham gia với những bạn khác? Bé nói, “Mẹ ơi, mẹ có thể đỗ xe ở chỗ khác được không ạ? Con là thủ môn và con là tâm điểm của trò chơi bóng đá này! ”

Điều này cho thấy chính xác những gì lo lắng có thể làm cho chúng ta tìm kiếm những bằng chứng mà mình sợ hãi, và sau đó chúng ta bắt đầu xử sự với nó như thể là có thật. Nếu điều này trở thành một thói quen cách ứng phó với bé, thay vì giúp đỡ bé học làm thế nào để hoàn thiện hơn, bạn có thể vô tình làm con trở nên tiêu cực hơn. Nói cách khác, những gì bạn đã cố gắng để ngăn chặn sẽ xảy ra. Chúng ta biến nó thành một vấn đề phải lo lắng và mất tầm nhìn về lý luận và thực tế. Khi điều này xảy ra, thậm chí đặc điểm tích cực có thể trở thành những điểm tiêu cực. Tạo một điểm dừng cho việc tìm kiếm nỗi sợ hãi là một kĩ năng sống quan trọng và cần thiết mà cha mẹ cần có.

FasTrackids

Thấu hiểu những hành vi tiêu cực của trẻ

Quy tắc 2:  Thay đổi góc nhìn của bạn

Chúng ta cũng có thể biến những điều tích cực thành tiêu cực khi chúng ta không thể nhận ra  những điều tốt ẩn giấu trong những việc mà ta cho là  phiền nhiễu, những hành vi đáng ghét làm ta phát cáu. Chúng ta không hài lòng vì trẻ luôn chống đối những gì mà ta muốn. Khi bé nói không hay từ chối làm những gì bạn yêu cầu, bạn nổi cáu. Bằng cách thay đổi góc nhìn, thay vì cố gắng thay đổi bé, bạn hãy nhìn nhận theo một góc nhìn khác mặc dù là khá khó khan và mệt mỏi. Nhìn nó theo cách này: chúng ta muốn con cái chúng ta lớn lên và tự lập. Công việc của các bậc cha mẹ là truyền thêm động lực cho bé bằng cách chia sẻ và giao tiếp cởi mở.

Nhìn nhận những điều tích cực trong những hành vi của bé là một điều không dễ dàng khi mà điều đó đi ngược lại với những gì chúng ta muốn.Thật dễ dàng để nhìn nhận mọi thứ trở nên tích cực hơn khi mà chúng ta cho phép và chấp nhận trẻ khác biệt và độc lập. Bạn không cần phải hướng con làm mọi thứ theo cách của mình, nhưng nó rất hữu ích nếu bạn thử nhìn nhận lại những hành vi của con một cách tích cực.

Một bài tập hữu ích: Nếu bạn có xu hướng nhìn vào một nửa phần cốc không có nước, nó cũng sẽ cho bạn nhìn thấy nửa còn lại? Dưới đây là lời khuyên của tôi: Mỗi lần bạn thấy mình tập trung vào những đặc điểm tiêu cực của con bạn, viết ba điểm tích cực về đặc điểm hay hành vi đó. Luyện tập để nhìn mọi thứ từ một góc độ khác nhau. Nếu con bạn quá nhạy cảm, viết lại điểm tích cực. Nếu bé tranh luận, viết lại: sự khẳng định bản thân.

Điều quan trọng là cần lưu ý những mặt tích cực trong những hành vi tưởng chừng như tiêu cực của bé, và sau đó hướng bé đi đúng cách. Bạn có thể hướng bé từ sự hiếu thắng thành dám khẳng định bản thân bằng cách thiết lập giới hạn hành vi , chỉ ra hậu quả của hành vi đó và sau đó có các hướng giải quyết  phù hợp trong thời gian tới. Nhưng thực lòng mà nói, sự quyết đoán của con bạn là một yếu tố rất hữu ích trong thế giới ngày nay, miễn là bé có thể kiểm soát được. Công việc của bạn là để hướng dẫn và giúp đỡ làm điều đó.

Quy tắc 3: Đặt mình vào vị trí của con

Nhìn vào mỗi hành vi làm bạn nổi cáu, và tự hỏi những gì bạn cần phải hiểu về điều đó. Để làm điều này, bạn cần phải tìm hiểu về sự phát triển não bộ của trẻ cũng như đặt mình vào vị trí của bé trong một vài thời điểm. Bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ lạc quan hơn. Con trai của bạn trong trường trung học muốn mua giày thể thao mà tất cả mọi người trong trường đang đi, hãy cân nhắc khi từ chối. Bây giờ bạn đặt mình vào vị trí đó khi bị mắng “Chỉ vì tất cả mọi người đều có đôi giầy đó mà con cũng phải có sao!” Bạn nghĩ đến bản thân, “Những gì đã xảy ra với các giá trị, chúng tai dạy cho bé? Có chuyện gì với con vậy? Làm thế nào mà bé lại trở nên quá ích kỷ, đòi hỏi và thô lỗ? ”

Bây giờ dừng lại một lúc và thực sự đặt vị trí của mình để hiểu bé. Những gì bạn có thể thấy và hiểu khi bạn không phải là bé. Bạn đã bao giờ cố gắng để không phải lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Bạn đã làm như thế nào? Bây giờ thử trở thành một thiếu niên hay thiếu nhi để suy nghĩ. Gần như không thể, phải không? Cần phải hiểu rằng các hành vi của trẻ không có nghĩa là bạn nên nhượng bộ và mua giày cho bé. Bạn hãy cảm thông với con và hiểu được sự tức giận bộc phát của bé. Ngoài việc giúp các bạn thông cảm và bình tĩnh trước khi tranh luận về những giới hạn xung quanh hành vi của bé, điều này cũng sẽ giúp bạn hiểu rằng một số hành vi tiêu cực của trẻ là bình thường. Điều này cũng có thể giúp bạn không suy nghĩ một cách chủ quan về những gì trẻ đang làm và nhìn nhận tổng thể một cách rõ ràng hơn. Tóm lại: Bạn có thể không thích những hành vi, nhưng ít nhất bạn sẽ có thể hiểu căn nguyên của vấn đề, và không nhìn nhận chủ quan.

FasTrackids

Đặt mình vào vị trí của con

 

Quy tắc 4: Hãy tự hỏi, “Bé có hành vi tiêu cực, hoặc phản ứng với cái gì?”

Đôi khi chúng ta bỏ qua việc nhìn nhận một cách thực tế những hành vi của con và coi đó là tiêu cực. Nhưng một khi chúng ta hiểu được mục đích của nó, nó không còn tồi tệ nữa. Các con đôi khi thấy căng thẳng và hành động bộc phát. Tại sao điều này xảy ra? Những đứa trẻ lớn lên, biết một cách để giữ cha mẹ hòa hợp là cùng giải quyết các vấn đề trẻ.

Quy tắc 5: Khác biệt là điều tốt

Chúng ta thường có thiện cảm hơn về khi người cư xử giống chúng ta. Sự khác biệt có thể làm cho chúng ta khó chịu, nhưng hãy nhớ rằng khác biệt không đồng nghĩa với tiêu cực. Nếu con của bạn hoạt động, ứng xử, hoặc suy nghĩ khác với bạn, thay vì xem điều này là tiêu cực, thừa nhận sự khác biệt đó. Hãy xem con của bạn là ai chứ không phải là lo sợ bé sẽ trở thành người như thế nào. Khi bạn có thể nhìn nhận mọi thứ một cách tích cực, hợp lý và thực tế, nó sẽ giúp con bạn tỏa sáng và phát triển mạnh trong tương lai.

Bạn đang băn khoăn tìm kiếm phương pháp dạy trẻ phù hợp, giúp trẻ phát triển cả về tư duy, kĩ năng sống và thái độ ứng xử chuẩn mực. Chương trình FasTrackids sẽ cung cấp cho các con những kĩ năng sống cần thiết, phát triển tư duy và tăng cường tính sáng tạo cho trẻ. Đăng kí ngay TẠI ĐÂY để cùng chúng tôi mở cánh cửa cơ hội cho bé.

Lượt đọc: 1,317