Cẩm nang dạy Toán cho trẻ 4-6 tuổi (Phần 1)
Trẻ nhỏ lớn lên cùng với sự phát triển các khái niệm toán học. Rất lâu trước khi hiểu được 5+5 có nghĩa là gì thì trẻ đã và đang hình thành những ý tưởng là nền móng cho việc học toán sau này. Cha mẹ cần biết trong độ tuổi mẫu giáo lớn và lớp 1 các con cần phát triển khái niệm toán học như thế nào và chúng ta có thể làm gì để giúp con yêu thích môn toán và học giỏi môn toán.
ĐẾM: trẻ mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo lớn thường có thể đếm tới 10, đôi khi là 20 đồ vật. Trẻ có thể phân biệt số nào lớn hơn số nào nhỏ hơn trong 2 con số được đưa ra, và càng lớn thì trẻ càng ít mắc lỗi khi nhắc lại hoặc quên số. Khi học lớp 1 trẻ có thể đếm tới 100 và sự hiểu biết về sự tương ứng 1-1 (khái niệm 1 con số tương ứng với 1 đối tượng) được củng cố.
NHẬN BIẾT VỀ CON SỐ: càng lớn trẻ càng được tiếp xúc nhiều hơn với các con số được viết ra, ví dụ như trong các cuốn sách, ở nhà hoặc khi ra ngoài trẻ có khả năng nhận biết con số tốt hơn. Thường là ở lớp mẫu giáo lớn trẻ nhận mặt số tới 10, trẻ có thể tập viết con số ở trường.
HIỂU VỀ CON SỐ: trẻ dần phát triển và hiểu con số nghĩa là gì, ta sử dụng số như thế nào, và các con số có mối quan hệ gì với nhau. Đây là một quá trình sẽ tiếp tục trong suốt những năm tiểu học. Ở tuổi này, trẻ có thể biết khái niệm về cộng, trừ. Ví dụ trẻ sẽ biết trả lời khi bạn hỏi và làm cho trẻ xem “con có 4 miếng gỗ, nếu mẹ lấy ra 2 miếng, con còn mấy miếng gỗ?”. Trẻ sẽ bắt đầu tính toán hoặc đoán số lượng đồ vật theo bộ. Trẻ cũng có thể biết là số lượng này vẫn như vậy khi trẻ thay đổi vị trí hoặc sắp xếp lại các đồ vật. Trẻ 5 -6 tuổi có thể nhẩm 1 số lượng nhỏ trong đầu.
CHUỖI/TRẬT TỰ: khi trẻ lớn trẻ có thể tổ chức lại 1 số đồ vật theo một trật tự nào đó, ví dụ từ nhỏ tới lớn, đây là một kỹ năng quan trọng mà trẻ sẽ cần để giải quyết một số vấn đề toán học sau này.
TRÌNH TỰ VÀ KIỂU MẪU: khi các vật được sắp xếp theo trình tự được lặp lại, các vật đó tạo ra khuôn mẫu. Trẻ nhỏ sẽ nhận biết và sáng tạo ra kiểu mẫu. Ví dụ, khi tô màu các đường kẻ của áo sơ mi trẻ có thể theo kiểu mẫu “xanh-đỏ-xanh-đỏ”. Khi trẻ lớn lên, các kiểu mẫu sẽ trở nên phức hợp hơn, khi chơi với các khối gỗ trẻ có thể xếp chúng theo trình tự “tam giác- tròn- vuông- tam giác- tròn- vuông”. Trình tự và kiểu mẫu chiếm vị trí quan trọng trong toán học, ở trường giáo viên cho trẻ thực hành kiểu mẫu và trình tự bằng nhiều bài tập thú vị.
SO SÁNH: Trẻ nhỏ học so sánh các đồ vật để thấy điểm chung và điểm khác nhau giữa các đồ vật đó. Trẻ mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo lớn có thể so sánh các đồ quen thuộc với trẻ, thậm chí là các đồ vật không trong tầm nhìn. Ví dụ, trẻ có thể nhìn thấy một chú chó trong công viên, và biết là con chó đó nhỏ hơn con chó của nhà mình. Nếu trẻ có vốn từ vựng tốt như lớn hơn, nhỏ hơn, nhiều hơn, nhẹ hơn… thì vốn từ toán học của trẻ cũng tăng lên.
Hết phần 1, mời quý vị đón xem phần 2
Bạn muốn con giỏi Toán hãy đăng ký ngay chương trình MathKids hoặc liên hệ với tư vấn để được xếp lớp theo trình độ. Liên hệ : 04 39411316, hoặc:
Hotline 1: 093 6848629; Hotline 2: 0169 6303868; Hotline 3: 0982929815
Lượt đọc: 10,414