Mách cha mẹ những “đòn trừng phạt” hiệu quả khi con khó bảo

Có một thực tế mà tất cả các bậc cha mẹ đều đồng ý đó là ở một thời điểm nhất định, những cô cậu bé ngoan nhà bạn trở nên nghịch ngợm và khó bảo hơn. Nếu như cha mẹ yêu chiều và nhắm mắt làm ngơ trước một bước phát triển không mong muốn này, các con sớm sẽ trở thành “phần tử gây” rối ở nhà và trường học. Nhưng nếu cha mẹ không khéo léo xử lý, các con sẽ nảy sinh tâm lý chống đối, giận hờn người lớn. Phải làm sao đây?Chúng tôi xin mách nhỏ cùng cha mẹ những “đòn trừng phạt” rất hữu dụng sau đây sẽ rất hữu dụng và hiệu quả khi con khó bảo mà không ảnh hưởng tới tình cảm gia đình.

1.”Thẻ vàng cảnh cáo” khi con khó bảo

Cha mẹ đừng ngần ngại trong việc dành tặng cho bé con nhà một “thẻ vàng cảnh cáo” cùng tuyên bố cho biết nếu vi phạm thêm một lần nữa đồng nghĩa với việc con sẽ nhận thêm một “thẻ đỏ” và đương nhiên bị phạt. Động tác này của cha mẹ sẽ khiến con trẻ biết tự kiểm soát hành động của mình, sau thẻ vàng, trẻ có thể lựa chọn: tiếp tục “hư” và nhận trừng phạt hay ngoan hơn và tập tự chủ hành động của mình. Dù lựa chọn của trẻ thế nào, cha mẹ cũng phải kiên quyết với những điều kiện mình đưa ra ngay từ đầu. Nếu con không tái phạm, đừng tiếc lời khen ngợi, tuyên dương.. Nhưng nếu tình huống buộc cha mẹ phải sử dụng đến thẻ đỏ, hãy áp dụng biện pháp trừng phạt như đã răn đe.

2. Cho con “lựa chọn có giới hạn”

Trẻ hờn giận khi đang phát triển tính độc lập và muốn tự đưa ra quyết định. Lúc này chính con trẻ  chứ không phải cha mẹ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Việc đưa ra lựa chọn có giới hạn sẽ cho trẻ có được sự độc lập mong muốn và quyền lựa chọn, và hãy nhớ đó là “lựa chọn có giới hạn”, tất cả các phương án đã được cha mẹ tính toán để phù hợp với lứa tuổi, tính cách trẻ. Ví dụ như câu hỏi “Con muốn mặc gì hôm nay nào, áo đỏ hay xanh?”

khi con khó bảo

3. Màn trình diễn “ế” khách

Không có đứa trẻ nào thích phá phách, nổi đóa lên mà không có ai chứng kiến. Nếu không được quan tâm, chú ý, phát động xung đột chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Khi con cáu giận, cha mẹ hãy chắc là con đang an toàn rồi… quay lưng lại. Nếu cha mẹ có thể đảm bảo chắc chắn rằng con tuyệt đối không thể tự làm đau bản thân, hãy rời khỏi nơi diễn ra xung đột. Điều này có thể làm xung đột leo thang nhưng rồi dần dần sự cáu giận của trẻ sẽ tự chìm xuống. Nếu cha mẹ kiên trì làm như thế, dần dần rồi con sẽ hiểu giận hờn chẳng mang lại điều gì.

4. Tịch thu

Với trẻ nhỏ, hành động thiết thực như tịch thu những thứ yêu thích đi sẽ hiệu quả hơn là việc đe dọa suông. Khi con hư quá, hãy lấy bớt kẹo trong hộp kẹo, ô tô đồ chơi, búp bê và nhất quyết không trả lại cho tới khi thấy có sự tiến bộ trong cách xử sự của con. Hãy cất những thứ đó ở nơi nào trẻ thấy được nhưng không thể tự lấy được.

5. Vỗ về

Sẽ có lúc cơn hờn của con trẻ không những không có triệu chứng thuyên giảm mà còn gia tăng, không thể kiểm soát nổi. Lúc này thì thuyết phục hay đe dọa cũng không còn tác dụng. Tốt nhất hãy ôm và vỗ về con cho đến khi trẻ dịu lại. Nói nhẹ nhàng khi cơn giận đang dần tan biến và giữ chặt con cho tới khi con thực sự bình thương trở lại. Cha mẹ sẽ thấy rằng sau vài phút… vùng vằng, khi cảm nhận được sự ấm áp và an toàn trong vòng tay cha mẹ, các con sẽ lại ngoan ngoãn ngay thôi mà!

khi con khó bảo

Trung tâm Bé Thông Minh với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục sẽ giúp các bậc cha mẹ dạy con tốt hơn, hãy ĐĂNG KÝ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các chương trình giáo dục ngoại khóa giúp con bạn phát huy hết tiềm năng của bản thân.

Lượt đọc: 2,619