CON BẠN THUỘC KIỂU TÍNH CÁCH NÀO?

“Character is much easier kept than recovered – Gìn giữ tính cách sẽ dễ hơn là phục hồi nó.” theo Thomas Paine

Thật vậy, tự cổ chí kim ông bà ta cũng có nói “Cha mẹ sinh con trời sinh tính” nghĩa là cha mẹ sinh con người của con, nhưng tính tình của con là do trời cho, chẳng ai làm gì hơn được. Đây là câu nói để diễn tả sự thật là cha mẹ rất khó để dạy con tư duy và hành động như cha mẹ muốn. Mọi trẻ em khi ra đời đều mang những nét cá tính rất riêng của mình, và cá tính này chi phối hầu hết các trạng thái và thậm chí quyết định một số các cột mốc quan trọng của cuộc đời bé. Nên nếu biết cách giáo dục và định hướng đúng theo từng nét tính cách thì mọi đứa trẻ đều đi đến thành công.

Trong khi chờ đợi sự phát triển tự nhiên của trẻ, bạn có thể sớm nhận ra những đặc điểm tính cách của trẻ và có thể mang lại những định hướng tốt nhất cho con mình. Cùng tìm hiểu 5 nhóm tính cách lớn nhé.

  1. Nhóm hướng ngoại
  • Trẻ thuộc nhóm này có đặc điểm ưa hoạt động, hay nói, trẻ thường là điểm kết nối cho những mối quan hệ và hoạt động.
  • Cách tương tác với nhóm tính cách này: Giúp trẻ tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội. Các hoạt động này nên tạo ra 1 giá trị mà trẻ có thể nhìn thấy được. Điều này sẽ giúp trẻ phát huy được tính cách chủ động của bản thân, nhìn thấy giá trị của mình, trẻ có khuynh hướng tạo giá trị tích cực, thay vì các giá trị tiêu cực. Tránh khen tặng quá nhiều, chỉ khen khi trẻ có nỗ lực và giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện để biết cách tổng hợp thông tin và lắng nghe người khác. Thái độ quan tâm mỗi thành quả và quy trình của con là đều quan trọng.

Con bạn thuộc kiểu tính cách nào?

  1. Nhóm tâm lý nhạy cảm
  • Trẻ thuộc nhóm này thường có nhiều cảm xúc hơn ví dụ xảy ra chuyện chuyện gì đó trẻ vừa lo lắng cho bản thân, cũng vừa lo lắng cho người khác. Nếu nhìn ở khía cạnh quan tâm, trẻ là 1 người rất đặc biệt, dễ được yêu thương. Nhưng nhìn khía cạnh khác trẻ có thể dễ đa sầu đa cảm, dễ bị tác động.
  • Cách tương tác: hãy giúp trẻ tham gia bất kì hoạt động nào cũng cho con biết mục tiêu cần đạt được. Nên đặt mục tiêu nhỏ và có thể đạt được. Trẻ với tính cách này thường rất cẩn trọng, nếu trẻ biết chính sự cẩn trọng này giúp mình hoàn thành mục tiêu thì trẻ không còn thiếu tự tin nữa, và sẽ biết chia nhỏ từng bước để đạt mục tiêu lớn khi trưởng thành. Cha mẹ đừng để trẻ tránh các cảm xúc tiêu cực. Khi con buồn thì cứ để con trải nghiệm cảm giác buồn, muốn khóc cứ khóc và nói ra điều làm trẻ buồn. Khi con thất bại, bố mẹ và con cùng làm lại. Việc dành thời gian cùng thảo luận và lắng nghe con mỗi khi con có những vướng mắc về cảm xúc sẽ giúp trẻ có khả năng tự rèn luyện tư duy phản biện và biết cách để giải quyết vấn đề linh hoạt hơn trong tương lai. 
  1. Nhóm tận tâm
  • Trẻ thuộc nhóm này thường có ý thức về trách nhiệm với bản thân và người khác, biết kỷ luật bản thân. Thích chia sẻ và an ủi người khác.
  • Cách tương tác: Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội để nhận thức về các giá trị vô hình như sự cho đi, sự yêu thương, sự dũng cảm. Khi trải nghiệm những điều này, trẻ sẽ trở thành 1 người có trách nhiệm và có xu thế để trở thành người dẫn đầu. Trong hoạt động vui chơi, bạn hãy để con có cơ hội tự suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề.

Con bạn thuộc kiểu tính cách nào?

  1. Nhóm dễ chịu
  • Trẻ nhóm tính cách này có xu hướng dễ thỏa hiệp và chấp nhận điều kiện của ai đó. Trẻ rất dễ tiếp cận với những người khó tính. Hầu như được mọi người yêu mến.
  • Cách tương tác: cho trẻ làm quen với các hoạt động có tính tự quyết định và giải thích tại sao mình chọn quyết định đó. Tránh các hành động cấm đoán cực đoan hoặc dễ dãi chấp nhận vì sẽ cho trẻ khái niệm không cần suy nghĩ phản biện khi thỏa hiệp.
  1. Nhóm sẵn sàng trải nghiệm
  • Trẻ thuộc nhóm tính cách này thích các hoạt động mới và năng động tham gia. Không ngại khó và vất vả.
  • Cách tương tác: Khi khai khác chơi  trò chơi với trẻ, bạn sẽ thấy trẻ hứng thú ngay bước đầu, dễ dàng nắm bắt các bước và hoàn thành nhanh chóng. Sau đó con không muốn chơi nữa bởi vì không khai thác hết cấp độ của nó mà vội chuyển trò chơi mới. Để hạn chế điều này, bạn chọn trò chơi có tính cấp độ từ dễ đến khó hoặc có thể mở rộng cách chơi và tình huống chơi. Có như vậy, trẻ sẽ bị cuốn vào cuộc chơi và bắt đầu tư duy tốt hơn.

Con bạn thuộc kiểu tính cách nào?

Với mỗi tính cách cần có một cách giáo dục, cách thúc đẩy tương ứng. Vai trò của các bậc ba mẹ, vai trò xã hội là hai điểm tạo nên sự khác biệt trong tính cách mỗi đứa trẻ. Sự thành công trong tương lai của trẻ nằm ở cách chúng ta dạy dỗ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chấp nhận tính cách của mỗi đứa trẻ ba mẹ nhé, đừng cố gượng ép “con mình như con nhà người ta” vì mỗi đứa trẻ sinh ra đều mang nét riêng của chúng.

Với mỗi tính cách, chúng ta cần có cách giáo dục, thúc đẩy tương ứng, không thể rập khuôn cách giáo dục hay đi theo lối mòn giáo dục của xã hội cũ, đồng thời bố mẹ cũng phải cùng học tập và rèn luyện để thích ứng với sự thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ ở từng lứa tuổi. Không chỉ có việc học tập tại nhà trường hay trong gia đình, mà việc tìm cho trẻ một chương trình Rèn luyện Tư Duy cũng như Kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0 này cũng là việc bố mẹ nên quan tâm tìm hiểu. Với kinh nghiệm 12 năm đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong giai đoạn vàng từ 3-8 tuổi, học viện Bé Thông Minh có rất nhiều chương trình học cho từng độ tuổi để phát triển toàn diện bản thân đồng thời kết nối bố mẹ và các con lại gần nhau hơn. Bố mẹ quan tâm đến các khóa học của học viện Bé Thông Minh hãy liên hệ ngay Hotline: 0982929815 – 0961362606.

 

 

Lượt đọc: 426