10 điều khiến trẻ lo lắng về trường học

Tất cả chúng ta đều mong đợi rằng con cái sẽ háo hức, hứng khởi với ngày đầu tiên đi học. Để có được điều đó, trước tiên cha mẹ cần phải tìm hiểu xem con mình có lo lắng về điều gì hay không. Dưới đây là 10 điều có thể khiến trẻ lo lắng về trường học.

  1. Môi trường mới. Cho dù con bạn lo lắng về ngày đầu tiên ở lớp mới hay trường mới thì cảm giác lo lắng đó cũng hết sức bình thường. Khi đó, để giúp con, bạn có thể nói với con về những việc sẽ diễn ra vào ngày này. Ông Erin L. Enyard, một chuyên gia tâm lý giải thích: “Nếu trẻ biết trước những điều sẽ xảy ra, chúng sẽ ít lo lắng hơn về môi trường mới”. Ngoài ra, bạn cũng nên nói cho con biết rằng tất cả mọi người đều có nỗi lo như vậy và cho con thời gian để quen với nó. Hãy chỉ cho con thấy rằn: rồi mọi việc ở trường sẽ trở nên quen thuộc thôi! Nếu có thể, bạn hãy điều chỉnh thời gian biểu của mình để có thêm thời gian dành cho con, đặc biệt là sau giờ học, trong những ngày đầu tiên này.
  2. Thất bại. Trẻ thường lo là việc học ở trường có thể sẽ quá sức và chúng không theo kịp, hoặc, chúng thường sợ sẽ không trả lời được câu hỏi mỗi khi bị gọi ở trên lớp. Nếu vậy, bạn hãy nói với con rằng: mọi người đều phạm lỗi chứ không phải mình con và sau đó nhắc lại những lần mà con đã thành công nhờ cố gắng hết mình.
  3. Kiểm tra, thi cử. Rất nhiều trẻ “sợ” kiểm tra. Các em thường bồn chồn trước kì kiểm tra và đến ngày kiểm tra thì làm bài không tốt. Khi đó, cha mẹ có thể giúp đỡ bằng cách: đề nghị giúp con học bài. Nhờ vậy,trẻ sẽ có cảm giác mình đã chuẩn bị tốt cho kỳ kiểm tra và tự tin hơn. Hãy luôn nhắc nhở con rằng một khi kiến thức của con đã vững, mà con lại tự tin nữa, thì chắc chắc con sẽ làm bài tốt.
  4. Quan hệ bạn bè. Trẻ cũng hay lo về việc làm sao để có thể hòa nhập, kết bạn, về những điều mọi người nghĩ về mình. Chúng cũng sợ bị trêu và bị gạt ra ngoài. Vì vậy, hãy khuyến khích con đối mặt chứ không nên tránh né mỗi khi “gặp chuyện” với bạn bè. Bạn cũng nên thường xuyên trò chuyện với con về các cách kết bạn. Theo Hiệp Hội Các Nhà Tâm Lý Học Quốc Gia (NASP) thì việc dạy cho trẻ các kĩ năng xã hội, các kĩ năng giải quyết vấn đề giúp trẻ có trí tuệ minh mẫn hơn.
  5. Điểm số. Một số trẻ thì lo lắng không biết mình có thể đạt được điểm A môn toán hay không,có giành được bằng khen hay duy trì được điểm số ở một mức nào đó hay không. Trong trường hợp này, hãy khuyên con bạn đừng nên trông đợi sự hoàn hảo quá mức.
  6. Căng thẳng. Có những trẻ thì lại hay bồn chồn, căng thẳng khi cảm thấy môi trường học tập của mình không có một cơ cấu tổ chức hợp lý hoặc khi cho rằng những kì vọng nhà trường đặt ra cho chúng là quá sức. Hiệp Hội Các Nhà Tâm Lý Học Quốc Gia cho rằng cha mẹ có thể giúp con mình vượt qua những trở ngại trên bằng cách đề nghị giúp đỡ chúng.
  7. Lập nhóm. Cho dù con bạn muốn lập một đội cổ vũ hay dành một vai trong một vở kịch của trường, hoặc đơn giản hơn là muốn mình không phải người cuối cùng được gọi vào chơi bóng trong giờ ra chơi thì bạn cũng cần phải luôn nhắc nhở con rằng để có được thành công là không dễ. Sẽ luôn có những cơ hội khác để tham gia vào một nhóm hay trở thành thành viên của một đội. Bạn cũng có thể cùng con luyện tập để con có thể chơi giỏi hơn các trò chúng thích. Chẳng hạn bạn có thể giúp con tập giơ bông cổ vũ, nhớ thoại kịch hoặc chơi bóng với con.
  8. Áp lực từ phía bạn bè. Trẻ luôn muốn có một mối quan hệ tốt với bạn bè và chúng có thể lo lắng về những điều các bạn cùng lớp nghĩ về chúng. Cha mẹ cần khuyến khích con nói về những điều chúng lo ngại. Nếu trẻ nói ra được những nỗi sợ của chúng thì sẽ rất tốt. NASP khuyên các bậc cha mẹ nên lắng nghe con mình trong mọi trường hợp và đừng nên ngay lập tức đưa ra giải pháp cho con. Hãy cùng con tìm giải pháp cho các vấn đề chúng gặp phải. Khi con bạn chủ động tìm ra giải pháp cho các vấn đề đó  thì cũng là lúc chúng học được cách xử lý các vấn đề một cách độc lập.
  9. Bị bắt nạt. Nếu con bạn rơi vào trường hợp này thì bạn hãy nói chuyện nghiêm túc với con và giải thích cho con hiểu rằng những kẻ hay bắt nạt kẻ khác thường cảm thấy thỏa mãn khi chúng dọa được người khác. Hãy dạy con cách làm dịu tình hình mỗi khi bị bắt nạt. Hãy khuyên con rằng mỗi khi bị khiêu khích, con nên làm ngơ và nếu cần thì hãy gọi người lớn giúp.
  10. Chuyện trong nhà. Theo trang web Kidshealth.org thì đôi khi nguyên nhân khiến một đứa trẻ không muốn đến trường lại xuất phát từ gia đình của chúng. Chúng có thể cảm thấy chúng cần phải ở nhà vì bố hoặc mẹ đang ốm, hay đang chán nản, hoặc bởi vì có ai đó đang gây ảnh hưởng xấu tới gia đình. Để giải quyết trường hợp này, các ông bố bà mẹ phải giải quyết những “chuyện trong nhà” ngay lập tức.

Enyard cho rằng nếu con bạn vẫn còn sợ hãi khi

Lượt đọc: 6,227