Cờ vua là sự tập thể dục của tâm trí
Theo nhiều cách khác nhau, cờ vua được ví như một môn khoa học, nghệ thuật và thể thao. Nó mang nhiều yếu tố may mắn: kết quả của mỗi trận đấu phụ thuộc hoàn toàn vào các kỹ năng của các kỳ thủ. Một kỳ thủ nhí chơi cờ vua, sớm biết rằng chúng không thể đổ lỗi thất bại cho bất cứ ai khác. Kết quả phụ thuôc hoàn toàn vào khả năng và những nỗ lực của trẻ và trẻ phải chịu trách nhiệm cho việc làm của chúng. Và trẻ có thể tận hưởng chiến thắng mà chúng giành được như một thành tích cá nhân.
Kỳ thủ nhí khi tham gia vào một chương trình cờ vua sẽ phát triển được tư duy phê phán, logic, lý luận và khả năng giải quyết vấn đề, bộ nhớ, kỹ năng tập trung và trực quan; sự tự tin, kiên nhẫn, quyết tâm, tư thế đĩnh đạc, tự thể hiện, và có tinh thần thể thao tốt. Và có lẽ quan trọng hơn, trẻ tham gia chương trình này sẽ nâng cao lòng tự trọng của bản thân.
Liên hệ thực tiễn cho thấy trẻ chơi cờ giỏi sẽ có trí tuệ tốt. Một đứa trẻ có thể chơi cờ vua thì nó sẽ chứng minh được khả năng trí tuệ của mình – mà không ai có thể lấy đi. Khi một kỳ thủ nhí đánh bại đối thủ của mình để giành chiến thắng trong cuộc thi trí tuệ của thành phố, trẻ bắt đầu tin vào chính mình.
Đọc các báo cáo nghiên cứu về cờ vua:
Vào năm 1991, với sự tài trợ từ Tổng công ty IBM, chúng tôi đưa một nghiên cứu được tiến hành bởi một nhà tâm lý học về giáo dục hàng đầu thế giới, để xem xét tác động của học tập và chơi cờ với số điểm đọc của trẻ, trong các chương trình học cờ vua tại trường học thuộc khu dân cư quân 9 của thành phố NewYork. Nằm trong một khu phố nghèo, hệ thống trường học ở quận 9 có lịch sử về tỉ lệ học sinh đạt điểm thấp nhất đối với môn tập đọc và toán học trên tổng số 32 trường học thuộc huyện thành của New York. Những phát hiện này thật có ý nghĩa. Trẻ em được học môn cờ vua trong chương trình học ở trường đã giành được điểm trung bình mỗi năm, chiếm 5.37 % so với trung bình cả nước. Đây thực sự là những con số ấn tượng cho sự phát triển vượt bậc về điểm số của trẻ so với xuất phát điểm chỉ ở con số thấp hoặc trung bình. Kiểm tra những nhóm không chơi cờ vua, không đạt được kết quả tương tự.
Nhà nghiên cứu tâm lý học về giáo dục đã tiến hành cuộc nghiên cứu năm 1991, gần đây cũng đã hoàn thành một nghiên cứu tượng tự kéo dài hai năm tại 6 thành phố của Mỹ. Trong nghiên cứu này, từng cá nhân trong số năm trường thử nghiệm sẽ lựa chọn ra 2 lớp học. Tại mỗi trường,, trẻ được giảng dạy cờ vua và lập luận trong lớp học. Vào đầu năm học, mức điểm đọc của học sinh chơi cờ vua và học sinh nhóm kiểm soát trong lớp là xấp xỉ nhau. Cần lưu ý rằng trong khi học sinh trong nhóm cờ vua được bổ túc những bài học cờ vua thì các nhóm kiểm soát được hướng dẫn học thêm chương trình gíáo dục cơ bản. Giáo viên của nhóm kiểm soát được tự do sử dụng khoảng thời gian dành cho cờ vua bất cứ khi nào họ muốn, nhưng phần lớn thời gian được sử dụng cho toán học, đọc sách hoặc hướng dẫn nghiên cứu xã hội. Các nhóm kiểm soát do đó phải chỉ dẫn đọc nhiều hơn một chút so với các nhóm cờ vua. Mặc dù vậy, vào các bài kiểm tra đọc, các nhóm chơi cờ đã làm tốt hơn. Vì vậy, các kết quả thu được trong các nhóm cờ đặc biệt ấn tượng.
Translator: Vũ Lan Phương
Lượt đọc: 2,985