Dạy con học hỏi từ thành công và thất bại

Khi trẻ lớn lên và phát triển, các em trải qua nhiều thành công và thất bại. Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, trẻ em luôn được đánh giá thành tích dù ở trường hay trong các hoạt động ngoại khóa. Nhưng tác động của thất bại đến sự phát triển cùa trẻ là gì? Có phải trẻ phản ứng lại một cách tiêu cực đối với việc không có khả năng làm tốt việc nào đó hoặc thực sự thất bại khi làm việc đó không? Trẻ em học hỏi như thế nào về thành công và thất bại?

Trẻ tập đi.

Trẻ tập đi thích học những kĩ năng mới. Các em không sợ thử những điều mới mẻ. Nếu làm được những thứ mới, các em có thể lặp lại hành vi đó vì việc này thật vui, và điều thích thú này thường khuyến khích các em thử những việc mới mẻ khác.

Trẻ mới tập đi thường nhìn vào đánh giá của người lớn về hoạt động và kỹ năng của các em. Vì ở độ tuổi này, trẻ em không có khả năng nhận thức tại sao các em thành công hoặc có thể làm gì để thành công trong lần tới, nên cha mẹ và người lớn đóng vai trò quan trọng. Cha mẹ và người lớn có thể đánh giá trẻ ở thời kỳ tập đi làm được gì và nói với bé họ nghĩ thế nào về hành vi của bé. Một ví dụ là quan sát trẻ tập đi. Cha mẹ đứng và dang cánh tay giúp bé đi đến gần họ. Khi trẻ có những bước run rẩy đầu tiên, cha mẹ mỉm cười và bảo con “Con đi được mà.” Nếu bé bị ngã, hãy nâng bé dậy và động viên bé thử đi lại. Nếu trẻ đi được thì sau đó cha mẹ hãy ôm, hôn bé. Thông qua những lời động viên và những cái vuốt ve nhẹ nhàng, bé hiểu là bé đã làm hài lòng cha mẹ và lại cố gắng.

Trẻ chưa đến tuổi đi học.

Ở tuổi từ 3 đến 4, trẻ có khả năng tốt hơn để đánh giá mình làm gì thành công và thất bại. Dựa trên những gì trẻ học được, thông qua thử nghiệm và sai sót, trẻ thường biết cố gắng để thành công trong tương lai.

Để thành công thì niềm tin của vào sự thành công là rất quan trọng. Sự khuyến khích từ người lớn đòng vai trò rất lớn khi trẻ làm nhiều việc và học hỏi những kỹ năng mới. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ bỏ cuộc khi phải đối mặt với thách thức, chúng cho rằng mình không thể làm được việc đó. Cha mẹ hãy giúp trẻ bằng cách động viên con thử những thứ mới và khen ngợi vì đã cố gắng làm những việc khó. Quan trọng là phải yêu thương con cái vô điều kiện và không liên kết sự yêu thích của bé với khả năng hoàn thành một việc.

Tuổi đi học

Trẻ em ở tuổi đi học hiểu khả năng thực hiện việc nào đó liên quan đến năng lực và tài năng của các em. Nếu vì một vài lý do trẻ không thành công, trẻ thường tìm kiếm những thứ có thể làm được để thay đổi kết quả. Các em không bỏ cuộc, nhưng tiếp tục cố gắng. Trong những năm này, các em cũng bắt đầu học cách quản lý một số cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến cảm xúc về chính bản thân. Cha mẹ có thể giúp trẻ, căn cứ vào một vài sở thích và sức khỏe của trẻ và khuyến khích các hoạt động sẽ bộc lộ tài năng và sở thích. Khi trẻ trải nghiệm thành công, lòng tự trọng của trẻ sẽ cải thiện.

Một số trẻ cho rằng các em không thành công có liên quan đến việc không có khả năng. Nếu các em thành công, các em tin rằng đó là do cơ hội hoặc may mắn, mà không tin đó là vì những thứ các em làm được. Những trẻ này không cân bằng khả năng của chính mình để thành công với những thứ các em điều chỉnh được. Vì thế nếu công việc khó khăn, các em thấy không thể kiểm soát nó và thậm chí bỏ cuộc trước khi cố gắng. Những trẻ này mong chờ những đánh giá tích cực của người lớn vì các em có một thời điểm khó khăn tin vào khả năng thành công của mình. Cha mẹ có thể giúp đỡ bằng cách dạy trẻ cách đánh giá hành động về mặt kĩ năng và khả năng của chính các em. Trẻ sẽ cần phải thực hành quá trình đánh giá tại sao các em không thành công và cần thực hiện những bước nào để cải thiện kết quả.

Thanh thiếu niên

Theo thời gian trẻ sẽ học trung học, trẻ sẽ hiểu cố gắng và không bỏ cuộc quan trọng như thế nào. Ở tuổi này, trẻ nhận ra hai người có năng lực khác nhau có thể làm được những việc tương tự nhau. Thanh thiếu niên cũng có thể đánh giá thành quả của chính các em và không chỉ dựa vào ý kiến người khác.

Cha mẹ có thể làm gì

  • Yêu thương con cái vô điều kiện. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết rằng bạn yêu con bất kể con làm gì. Đừng bao giờ bó buộc tình yêu của bạn với thành công hay thất bại của trẻ.
  • Phát triển hiểu biết về con bạn có thể giúp con phát triển năng lực.  Cha mẹ nên tìm hiểu thêm về sự phát triển của con và trẻ em ở độ tuổi khác nhau có khả năng làm được những điều gì.
  • Có những mong đợi thực tế liên quan đến kết quả của con. Cha mẹ không nên đặt tiêu chuẩn cao hoặc thấp bất thường. Hãy hiểu con bạn có năng lực gì và đặt mục tiêu dựa trên những gì thích hợp với trẻ.
  • Hướng dẫn con. Trẻ em cần biết thành công và thất bại là một phần cuộc sống. Biết làm thế nào để quay lại và lại cố gắng sau thất bại là bài học quan trọng.
  • Khen con và nói đến thành công. Giúp trẻ hiểu có làm được gì để thành công.
  • Là hình mẫu cho con bạn. Cho con bạn quan sát bạn gặp thành công và thất bại. Thông qua những quan sát đó, bé sẽ học hỏi được cách bạn xử lý các cảm xúc đi kèm với thành công và thất bại.
  • Tạo ra môi trường ở nhà có một số cấu trúc và tổ chức. Cấu trúc và tổ chức giúp trẻ hiểu được cuộc sống tiếp diễn sau những thứ không diễn ra tốt đẹp. Những thói quen hàng ngày có thể vừa giúp bé thoải mái vừa yên tâm.
  • Giúp bé học cách đối phó với cảm xúc của mình. Trẻ có thể trải nghiệm niềm vui, niềm tự hào, cảm giác tội lỗi, xấu hổ, buồn bã, hay một loạt các cảm xúc khác. Trẻ cần nói về cảm xúc và cảm giác của mình. Cha mẹ có thể giúp trẻ học cách thể hiện cảm xúc theo cách được xã hội chấp nhận.
  • Giúp trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội tích cực có thể hỗ trợ khi nhiều thứ bị sai. Người lớn và bạn bè có thể hướng dẫn và định hướng cho cuộc sống của trẻ. Họ có thể là những hình mẫu quan trọng. Con bạn có thể quan sát cách họ phản ứng với thành công và thất bại.

Trẻ em học hỏi từ thành công và thất bại khi trẻ lớn lên và phát triển. Cha mẹ có thể giúp trẻ tìm hiểu thêm cách đối phó với cả thành công và thất bại bằng cách hướng dẫn, hỗ trợ và bằng chính tình yêu với con mình.

 

Lượt đọc: 5,374