Dạy con trẻ trở thành một người biết lắng nghe

Giúp con trẻ trở thành một người biết lắng nghe là một phần quan trọng trong quá trình xã hội hóa. Nghe chỉ mang tính thụ động, nhưng lắng nghe thì lại hoàn toàn khác. Suy nghĩ về sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin có giá trị trong việc dạy trẻ cách lắng nghe như thế nào.

Trải nghiệm lắng nghe đầu tiên cho con là ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đó là những âm thanh của nhịp tim và hoạt động cơ thể của người mẹ chuyển tải sự an toàn và ấm áp cho con. 

Sự nhạy cảm với âm thanh và ý nghĩa của các sự vật là điều kiện quan trọng để trở thành một người giao tiếp hiệu quả, cho dù đó là giọng nói, âm nhạc hoặc các âm thanh môi trường khác sẽ giúp trẻ dần trở thành một người giao tiếp tốt và phản ứng nhanh với các tình huống. Mỗi giai đoạn của thời thơ ấu là một cơ hội để duy trì hoặc phát triển thêm kỹ năng lắng nghe của trẻ.

Trước khi đến trường

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những người lắng nghe rất tốt. Trẻ lắng nghe và theo bản năng có thể nhận biết được sự khác biệt giữa tiếng bước chân của bố và mẹ trên sàn nhà. Tiếng ầu ơ ngân nga của một bài hát ru hay tiếng kêu lúc lắc của một món đồ chơi yêu thích là những âm thanh diệu kỳ đối với trẻ. Đôi khi nhiều niềm vui bắt nguồn từ ý thức của việc lắng nghe.

Khi trẻ nhỏ thì lắng nghe không phải là một lựa chọn. Nhưng khi ý chí phát triển, lắng nghe có thể trở thành có chủ ý và đôi khi là do sự chọn lựa. Sử dụng âm nhạc, ca hát hay giai điệu và các bài hát lôi cuốn có thể giúp phát triển kỹ năng lắng nghe của trẻ.

Nói chuyện với trẻ sơ sinh một cách thường xuyên trong suốt cả ngày có thể giúp trẻ có phản ứng rõ ràng hơn. Duy trì giao tiếp bằng mắt với bé là một điều quan trọng. Bạn nên thay đổi cách diễn đạt cho phù hợp với tình huống. Điều này sẽ giúp đứa trẻ tìm hiểu những ý nghĩa tinh tế đi kèm với những thay đổi trong giọng nói, tốc độ, nhịp điệu và cường độ.

Khi con bạn bắt đầu bập bẹ, trẻ có thể quan tâm tới các biểu hiện trên khuôn mặt và lắng nghe dáng điệu, cử chỉ của bạn. Mô hình hóa sự lắng nghe thực sự sẽ cho trẻ biết bạn đang lắng nghe trẻ và cho trẻ biết rằng đây là điều mà mọi người thường làm để giao tiếp với nhau.

Các điểm cần lưu ý:

  • Một đứa trẻ sử dụng cảm giác nghe như là một cách để thích nghi trong cuộc sống và có được kinh nghiệm sống.
  • Sử dụng tiếng nói, âm nhạc và âm thanh khác sẽ tạo được sự kích thích cho trẻ và làm dịu những lo lắng trong trẻ.
  • Hãy mô hình hóa sự lắng nghe một cách cẩn thận bằng cách đặt mình vào tuổi của con trẻ với sự chân thành, bằng cách sử dụng giao tiếp bằng mắt, biểu hiện trên khuôn mặt và tư thế lắng nghe phù hợp.

Trẻ từ mẫu giáo đến lớp 3

Trẻ em tuổi từ 5-9 được phát triển kỹ năng lắng nghe cùng với công việc học tập khác mà trẻ đang làm. Xem một vườn chơi của con trẻ hoặc nhìn một lớp học của học sinh lớp một để nghe một câu chuyện có thể là một niềm vui nho nhỏ đối với bạn. Toàn bộ cơ thể của trẻ hòa cùng với âm thanh của người kể chuyện. Không cần phải nói nhiều “Hãy lắng nghe!”

Giao tiếp với bạn cùng chơi đối với trẻ là một hoạt động có mục đích, các kỹ năng nghe và nói được phân chia khá đồng đều.

Khi trẻ lớn hơn một chút, trẻ bắt đầu mất dần kỹ năng lắng nghe mà mong muốn được giao tiếp với thế giới xung quanh và thể hiện những suy nghĩ, mong muốn của mình. Đây là thời gian nằm giữa độ tuổi từ 7 và 9, khi sự quan tâm có chủ ý cần được thực hiện để duy trì và xây dựng các kỹ năng lắng nghe cho trẻ.

Chơi trò chơi lắng nghe có thể cho trẻ có được cảm giác vui vẻ. Hãy cho trẻ chơi theo một mô hình vỗ tay, sau đó để trẻ trả lời. Một trò chơi cổ điển như gửi thông điệp thì thầm quanh một vòng tròn sẽ truyền cảm hứng lắng nghe cho trẻ một cách cẩn thận. Nghe một bài thơ, đặc biệt bài thơ có nhịp điệu có thể sẽ kích thích trẻ tham gia. Chơi trò chơi âm nhạc, nhạc cụ gõ tự làm hoặc học chơi piano có thể giúp cho trẻ em nghe tốt hơn.

Đây là độ tuổi mà trẻ em cần phải được nhắc nhở để lắng nghe nhau. Thực hành các cách lắng nghe có thể tạo sự vui vẻ cho trẻ bằng cách nhập vai vào các nhân vật hay giả vờ diễn trò. Khi con trẻ không lắng nghe, bạn phải nhẹ nhàng nhắc nhở để con trẻ lắng nghe những gì bạn đang nói. Điều này sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong các giai đoạn tiếp theo của trẻ.

Các điểm cần lưu ý:

  • Trò chơi âm nhạc và lắng nghe, đóng vai, kể chuyện và thơ ca có thể giúp cho trẻ em lắng nghe tốt hơn.
  • Trẻ em cần phải được nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng kiên quyết để trẻ có thể lắng nghe một cách tích cực hơn.

Trẻ từ lớp 4 đến lớp 6

Xã hội hoá là một hoạt động trẻ tham gia cùng với bạn bè cùng trang lứa của mình và trẻ rất hứng thú với việc này bởi đôi khi trẻ có thể không giao tiếp với bạn hoặc với giáo viên mà với bạn bè của mình.

Bạn hãy sử dụng âm thanh yên tĩnh trong tự nhiên để nhắc trẻ làm thế nào để lắng nghe tốt hơn. Một chuyến đi bộ trong công viên yên tĩnh hay khu rừng mà không cần trò chuyện có thể kích thích tai nghe của trẻ. Lắng nghe các tiếng gọi của một con chim hoặc kêu ộp ộp của con ếch sẽ làm gợi lại các kỹ năng nghe của trẻ lớn hơn.

Việc đưa con trẻ đến buổi hòa nhạc, xem một bộ phim được chọn lựa hoặc nghe ai đó nói về một chủ đề yêu thích sẽ tiếp tục phát triển các kỹ năng tiếp thu của trẻ.

Nếu con trẻ đôi khi không lắng nghe bạn, hãy hỏi trẻ xem trẻ cảm thấy như thế nào khi ai đó không lắng nghe mình, điều này sẽ có thể đánh trúng vào tâm lý của trẻ. Hãy dành thời gian để ngồi với con và lắng nghe trẻ nói bởi đây là khoảng thời gian rất tốt. Điều này sẽ cung cấp cho trẻ kỹ năng lắng nghe và phản ứng thích hợp.

Nếu bạn có ý thức về kỹ năng nghe tích cực của trẻ và bạn thực sự mong đợi được nghe trẻ nói, bạn sẽ có khả năng giúp con của bạn để trở thành một người biết lắng nghe.

Các điểm cần lưu ý:

  • Trẻ em cần phải biết bạn mong đợi trẻ lắng nghe bạn như thế nào
  • Kết nối với các âm thanh của thiên nhiên sẽ giúp trẻ lắng nghe một cách thận trọng và có suy nghĩ.
  • Tham dự các buổi hòa nhạc, xem phim và các bài thuyết trình sẽ cung cấp thời gian nghe dài hơn, tạo được sự thoải mái cho trẻ hơn là khi nói chuyện trực tiếp.

Lượt đọc: 6,627