Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân
Mỗi đứa trẻ luôn có nhu cầu tự khẳng định bản thân khi bị áp đặt một cách không công bằng. Dạy con trẻ khi nào và làm thế nào để tự bảo vệ mình là một phần giúp trẻ đạt được một sự cân bằng lành mạnh giữa các quyền của người khác và của chính mình.
Trẻ em có thể dễ bị đe dọa, đặc biệt là do người lớn. Dạy con bạn làm thế nào để nói lên chính kiến, tự đứng dậy và ngay cả khi chạy trốn khỏi ai đó tức là trang bị cho trẻ những công cụ để phản ứng bảo vệ chính mình khi cần thiết.
Trước khi trẻ đến trường
Chúng ta luôn luôn nghĩ về việc dùng bạo lực khi nghĩ đến việc bảo vệ bản thân. Hầu hết bảo vệ bản thân có nghĩa là lên tiếng thay mặt cho chính mình.
Dạy bé ở tuổi mẫu giáo rằng mọi thứ đều ổn khi bày tỏ cảm xúc của mình sẽ cho trẻ biết cảm xúc và các nhu cầu của trẻ là quan trọng. Có giới hạn và ranh giới rõ ràng sẽ dạy bé yêu của bạn biết rằng cuộc sống có những quy định áp dụng chung cho tất cả mọi người.
Nhóm chơi là sự sắp xếp tuyệt vời cho học tập nhằm tôn trọng những người khác trong khi vẫn khẳng định được bản thân khi cần thiết. Học tập lẫn nhau, chia sẻ và hoặc tránh sự thô lỗ và ích kỷ có thể là sự khởi đầu của việc tự bảo vệ và khẳng định bản thân.
Ép buộc một đứa trẻ từ bỏ những gì chúng đã được biết đến (đầu tiên) không phải là một ý tưởng tốt. Một đứa trẻ không nên lúc nào cũng phải phục tùng một người bạn chơi.
Đánh là cách cư xử không ổn với một đứa trẻ mới biết đi nhưng để điều chỉnh một đứa trẻ kém cỏi hoặc cẩu thả hãy nói “Dừng lại! Đủ rồi đấy”. Giúp trẻ tìm các cách diễn đạt để nhận thông điệp mà không làm căng thẳng tình hình sẽ dạy cho trẻ biết rằng hầu hết các lần chúng có thể bảo vệ bản thân bằng 1) lời nói hoặc 2) bằng cách nhận thức rõ ràng vấn đề.
Ngoài ra, hãy để con bạn biết trẻ luôn luôn có thể nói chuyện với bố mẹ về một tình huống gây khó khăn cho mình. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người lớn sẽ tốt hơn so với việc tham gia cùng với một đứa trẻ ích kỷ hay bắt nạt.
Những điểm cần lưu ý:
- Có giới hạn và ranh giới rõ ràng ở nhà để cho trẻ thấy cuộc sống có những quy định
- Hãy cho trẻ biết cảm giác của sự tức giận, nỗi đau và sự bối rối là điều tự nhiên
- Một đứa trẻ nên học cách chia sẻ nhưng không phải lúc nào cũng đầu hàng trước một hành động hoặc một đối tượng khác
- Trợ giúp con trẻ tìm các cách diễn đạt thích hợp để nêu rõ vị trí của chúng
Trẻ từ mẫu giáo đến lớp 3
Trẻ trong độ tuổi đến trường có một nhận thức tốt hơn về quyền của mình. Nếu chúng cảm thấy bị khuất phục bởi một người khác, hãy tiếp tục dạy cho con trẻ các từ khóa như “Mẹ không thích những gì con làm. Đừng lặp lại điều đó nữa” sẽ giúp trẻ có cách ứng xử phù hợp với tình trạng của mình.
Trẻ em từ 5-7 tuổi cần sự giúp đỡ nhiều hơn với điều này. Thực hành ở nhà có thể giúp trẻ có được phản ứng nhạy bén đối với những người hay một tình huống khó khăn.
Trẻ em 8 và 9 tuổi bắt đầu học để thoát khỏi sự “bắt nạt”. Làm một số điều đơn giản như chơi với một nhóm hiền lành hoặc hướng tới các hoạt động khác có thể ngăn chặn các vấn đề này.
Mách lẻo ở độ tuổi này có thể cũng là một vấn đề. Bạn nên tiếp tục lắng nghe những phàn nàn của trẻ, nhưng đồng thời cũng tìm kiếm những thành công nhỏ của những người bạn và hãy để cho bọn trẻ biết điều đó để làm gương.
Có thể sẽ có lần bạn cần phải giúp trẻ, tuy nhiên, lặp đi lặp lại bắt nạt phải được giải quyết trên một mức độ trưởng thành. Hành vi hoặc lời nói gây tổn thương hoặc đe dọa khó có thể bị loại bỏ. Bạn đang thực sự là cầu nối giữa những đứa con thân yêu và thế giới xung quanh. Dựa trên quan điểm cá nhân, bạn có thể cần phải cho phép đứa con bé bỏng của mình đấu tranh chống lại kẻ bắt nạt như một phương sách cuối cùng.
Những điểm cần lưu ý:
- Tiếp tục giảng dạy và thực hành chiến lược bảo vệ bản thân của trẻ bằng lời nói
- Ủng hộ trẻ nếu hành vi gây tổn thương hoặc đe dọa xảy ra
- Hãy cho trẻ biết dùng bạo lực chỉ là một phương sách cuối cùng
Trẻ từ lớp 4 đến lớp 6
Trẻ em tiểu học lớn hơn có nhận thức tốt hơn về các quyền của mình và của người khác. Chúng cũng có thể nhận thức tốt hơn để nối kết các vấn đề công bằng và ủng hộ cho bản thân. Ở độ tuổi này, trẻ cũng có thể thấy một phần của mình trong một tình huống cụ thể.
Trẻ em cuối cùng đã tìm thấy một khu vực thoải mái ở trường hoặc trên sân chơi, dựa trên những gì trẻ đã quan sát trước đó và nhận thức một cách nhanh nhạy hơn về nguyên nhân và hệ quả.
Nếu con trẻ dường như là một “nạn nhân” của trò bắt nạt, bạn có thể giới thiệu cho con một số hình thức võ thuật hoặc tự vệ. Có thể là chúng sẽ không bao giờ phải dùng đến, nhưng biết đểược trang bị tự bảo vệ mình có thể xây dựng sự tự tin cho trẻ. Học võ thuật có thể là một hoạt động gia đình cũng vui vẻ và tốt cho tất cả mọi người! Nếu con của bạn đã từng cần để bảo vệ mình về mặt bạo lực, trẻ sẽ được trang bị tốt hơn.
Một lần nữa, không do dự để nói chuyện với giáo viên của con hoặc nhân viên nhà trường khác nếu vấn đề vẫn tồn tại hoặc trở thành một vấn đề sợ hãi hay lo lắng đối với con. Hãy nhớ rằng con trẻ vẫn cần một sự giám sát đáng tin cậy ở tất cả thời gian trong độ tuổi này.
Những điểm cần lưu ý:
- Trẻ em cuối cùng cũng đã tìm thấy một không gian thoải mái như chúng mong muốn
- Hãy thử một số hình thức của võ thuật hoặc tham gia một khóa học tự vệ gia đình.
- Tiếp tục lắng nghe và ủng hộ trẻ nếu cần thiết.
Lượt đọc: 7,400