Giúp con yêu văn học
Trẻ thường thích đọc truyện tranh hơn là đọc những tác phẩm văn học dày cộp và nhiều chữ, bởi truyện tranh có hình vẽ đẹp, sinh động và dễ nhìn. Tuy nhiên, ưu điểm của các tác phẩm văn học chứa đựng một kho từ ngữ phong phú, cốt truyện hấp dẫn và mang lại khối lượng kiến thức lớn giúp trẻ hiểu biết nhiều hơn về thực tế của cuộc sống, thậm chí có những tác phẩm văn học còn kích thích trẻ phát huy tính tò mò cũng như sáng tạo.
Vậy làm thế nào để trẻ yêu thích học văn học? Làm thế nào để trẻ có thể ngồi yên một chỗ để đọc và cảm nhận được những tác phẩm văn học đó? Có rất nhiều cách để giúp trẻ em yêu văn học như thảo luận về đầu đề tác phẩm, nội dung trọng tâm của tác phẩm hay tính cách nhân vật, phong cảnh được miêu tả trong đó. Phụ huynh có thể đưa ra những gợi ý hoặc câu hỏi phù hợp để trẻ trả lời. Làm như vậy trẻ sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn và dần trở nên yêu văn học.
Một số cách phụ huynh có thể tham khảo:
Viết
- Viết lại kết truyện. Bằng cách khuyến khích trẻ tưởng tượng lại tác phẩm, phụ huynh đã đưa con vào vị thế của người viết truyện và giúp trẻ phát triển kỹ năng viết sáng tạo.
- Sáng tác một bài thơ. Thơ ca luôn là cách tuyệt vời để trẻ vận dụng sự tưởng tượng, thể hiện suy nghĩ và cảm xúc không gò bó.
- Tìm hiểu về tác giả. Để biết được suy nghĩ sâu xa của tác giả. Tác giả đến từ đâu? Tác giả đã viết những tác phẩm nào? Khuyến khích trẻ tìm hiểu tác giả lấy cảm hứng từ đâu khi viết, và tác giả thích viết về đề tài gì nhất. Động viên trẻ nghiên cứu về tác giả yêu thích của mình và đưa ra kết luận về con người của tác giả đó.
Vẽ và sử dụng nghệ thuật
- Thiết kế bìa mới cho quyển sách. Đặt những câu hỏi con bạn: Con tưởng tượng về quyển sách như thế nào? Nó có màu sắc u ám, hay tươi sáng về dễ chịu? Nên lưu ý cả thể loại sách, như thể loại kỳ bí, lãng mạn, lịch sử hay dã sử. Con cảm nhận thế nào về mỗi thể loại sách khác nhau, và chủ đề mỗi quyển sách mang lại, chúng có nên được trình bày bằng hình ảnh không? Thế còn kiểu chữ, màu sắc? Hoạt động này không chỉ cho con bạn tư duy sáng tạo khi thể hiện ý tưởng, nó còn giúp con bạn hiểu sâu hơn về nhân vật, giọng điệu, chủ đề và thể loại sách.
- Chuyển thể thành tranh biếm họa. Bằng cách phác thảo nhân vật trong sách thành những nhân vật vui nhộn, trẻ sẽ được thực tập một kỹ năng quan trọng: chắt lọc chủ đề, phân cảnh hoặc tính cách nhân vật trong một môi trường rộng lớn, và sử dụng nó như một bước khởi đầu nhảy vọt cho việc tìm hiểu tác phẩm cũng như cuộc sống sau này.
- Vẽ tranh minh họa. Điều này sẽ giúp con bạn “tinh mắt” trong việc rà soát phân cảnh và giọng điệu, đồng thời xây dựng các kỹ năng “hình ảnh” hóa văn học rất cần thiết trong phim ảnh cũng như nhiếp ảnh.
- Viết và ghi nhớ những đoạn trích yêu thích. Bằng cách củng cố những đoạn văn yêu thích, trẻ sẽ phát triển một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong khi học văn học: việc định dạng và chắt lọc những phần thú vị nhất trong một tác phẩm.
- Tái hiện tác phẩm. Sử dụng các loại hộp như hộp đựng giày, khuyến khích trẻ xây dựng nên một phân cảnh trong quyển sách yêu thích của mình. Tận dụng bất cứ thứ gì từ búp bê cho tới quả bông, bóng bàn hay giấu màu để tạo nên phân cảnh. Con bạn sẽ không chỉ vận dụng tối đa khả năng tưởng tượng, trẻ còn thực tập việc xây dựng và chỉ đạo sân khấu nữa đấy!
- Thực tập phân cảnh. Được sử dụng trong công nghiệp sản xuất phim ảnh để lên kế hoạch về dựng cảnh. Kịch bản phân cảnh là cách tốt để đưa phim ảnh vào văn học. Khuyến khích trẻ tưởng tượng khung cảnh cho quyển sách như thể đây là một cuốn phim mà trẻ là đạo diễn. Động viên trẻ vẽ càng nhiều cảnh trẻ muốn sử dụng càng tốt, đồng thời trẻ có thể chêm vào phân cảnh bất kỳ hiệu ứng ánh sáng, ngôn ngữ cơ thể, càng nhiều thứ càng tốt để biểu đạt tốt nhất ý nghĩa của cảnh.
Kịch nghệ
- Đưa ra một bài diễn thuyết như thể con bạn chính là nhân vật đó. Độc thoại cho con bạn cơ hội tưởng tượng một nhân vật sẽ nói thế nào trong một tình huống cho sẵn, và là một cơ hội tuyệt vời để trẻ thể nghiệm bộ môn kịch nghệ và sự hài hước!
- Dựng kịch. Đưa tác phẩm với những nhân vật trong sách đến với sân khấu là cách hay nhất khiến trẻ cảm thấy gần gũi với tác phẩm.
- Làm những con rối cho buổi trình diễn múa rối. Hoạt động này sẽ đưa cả nghệ thuật – thủ công, diễn xuất, thiết kế và nhiều hơn thế nữa vào một vở kịch, giúp trẻ mường tượng được sức mạnh kịch nghệ trong mỗi tác phẩm văn học.
Trẻ hào hứng khi đóng vai các nhân vật kể về tác phẩm văn học con yêu thích
Thảo luận
- Những cuộc thảo luận về sách do trẻ dẫn dắt. Đây là cách đơn giản nhất để khiến trẻ tương tác với tác phẩm đọc, và đôi khi, cũng là cách tốt nhất. Ngồi nói chuyện với trẻ về một quyển sách, nhặt ra những chủ đề và nhân vật không chỉ giúp trẻ có thêm lượng từ vựng để tư duy mà còn có thể dẫn tới những đối thoại quan trọng về cuộc sống của trẻ, bạn bè trẻ, gia đình trẻ và bất cứ điều gì cuộc nói chuyện dẫn tới.
- Họp mặt câu lạc bộ sách với những bạn đồng lứa. Thiết lập một câu lạc bộ yêu sách, hay có thể mời bạn bè của trẻ cùng tới nói chuyện về những tác phẩm trẻ đang đọc có thể giúp trẻ thể hiện ý tưởng của mình trong một môi trường không có áp lực, cách này cũng có thể giúp trẻ có những cách tiếp cận mới mẻ với sách.
Yêu văn học sẽ giúp trẻ biết cách diễn đạt các cảm xúc khác nhau và khi tham gia chương trình FasTrackids trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để phát triển các khả năng của bản thân. Với FasTracKids – Chương trình Làm giàu kiến thức, Phát triển tư duy và Rèn luyện kỹ năng đến từ Hoa Kỳ, trẻ sẽ luôn tự tin, thành công trong trường học và cuộc sống. Tìm hiểu ngay tại đây.
Lượt đọc: 2,219