Giúp trẻ học khoa học ( Phần 2 )
Thống nhất khái niệm và quy trình
Trẻ em dần dần có thể được tiếp cận những khái niệm khoa học cơ bản. Những khái niệm này sẽ cung cấp cho trẻ những hiểu biết và những liên hệ với khoa học thực tế một cách có khuôn khổ. Với cuốn cẩm nang này, chúng ta sẽ tập trung nói về 5 khái niệm và quy trình được nhận định bởi “Tiêu chuẩn giáo dục khoa học Quốc gia” – phát hành năm 1996 bởi Hội đồng Tài nguyên quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia. Bạn có thể dễ dàng giới thiệu cho con 5 khái niệm sau đây thông qua các hoạt động được viết trong cẩm nang và nhiều hoạt động đơn giản khác liên quan đến khoa học mà bạn và con bạn có thể làm ở nhà hoặc trong cộng đồng.
1. Hệ thống, sắp đặt và tổ chức
Thế giới tự nhiên vô cùng rộng lớn và phức tạp vì thế các nhà khoa học phải chia tách ra từng phần nhỏ để nghiên cứu những bí mật ẩn sâu trong thế giới đó. Những phần nhỏ này được gọi là những “hệ thống”. Các nhà khoa học tìm cách để phân loại, hoặc tổ chức chúng vào từng nhóm thích hợp. Ví dụ, các loài động vật có lông mao đều được xếp vào động vật có vú. Khi bạn khuyến khích con trẻ thu thập và tổ chức các đối tượng theo kích thước hay màu sắc (đối tượng có thể là lá hay côn trùng), bạn có thể chuẩn bị cho trẻ những suy nghĩ đúng về những tiêu chí để thiết lập hệ thống. Hơn thế nữa, các nhà khoa học tin rằng bản chất tự nhiên là dễ hiểu và có thể dự đoán được – chúng có những quy luật riêng. Chẳng hạn, những cơn bão thường mang theo sau những đợt áp thấp. Thử thách con bạn đưa ra những dự đoán hợp lí như vậy có thể giúp ích rất nhiều trong việc chuẩn bị con nhìn nhận thế giới một cách đầy khoa học.
2. Bằng chứng, mô hình và giải thích:
Các nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm về các giải thích của mình, và kết quả của các thí nghiệm này sẽ là bằng chứng chứng minh cho những giải thích đó. Đôi khi họ gọi những giải thích của họ là “học thuyết”, “mô hình” hay “giả thuyết”. Trẻ em cũng có thể kiểm tra những giả thuyết của chúng về thế giới: Có phải thuốc muối (sodium bicarbonat) có thể làm bánh kếp dày lên? Có thể làm bánh kếp dày hơn nếu thêm nhiều thuốc muối nữa?
3. Sự thay đổi, lòng kiên trì và các phương pháp đo lường
Thế giới tự nhiên luôn luôn biến đổi. Một số vật chất thì thay đổi một cách nhanh chóng còn một số khác lại biến chuyển ở một mức độ chậm đến mức không thể quan sát được. Bạn có thể khuyến khích con mình tìm kiếm những thay đổi đó bằng cách yêu cầu trẻ theo dõi và nói những gì đã quan sát được.
– Điều gì sẽ xảy ra với ngũ cốc của bữa sáng khi ta đổ sữa vào?
– Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không tưới nước cho cây hay nếu ta không để cây ngoài trời ?
– Sự thay đổi nào không thể quay về trạng thái ban đầu? Khi nước được làm thành đá, nó có thể trở lại là nước được không? Có. Nhưng nếu một quá táo bị cắt thành nhiều miếng chúng có thể thay đổi trở lại thành quả táo nguyên vẹn được không?
Trẻ em có thể theo dõi được sự thay đổi dễ dàng hơn bằng việc sử dụng hệ thống đo lường. Xây dựng một biểu đồ tăng trưởng hay vẽ đồ thị về nhiệt độ hàng này sẽ giúp trẻ thực hành việc thấy các thay đổi, đống thời giúp trẻ hiểu vì sao cần phải sử dụng các kĩ năng toán học trong học khoa học.
4. Quá trình phát triển và trạng thái cân bằng:
Rất khó để trẻ hiểu được quá trình phát triển (cách thay đổi của mọi thứ theo thời gian) và trạng thái cân bằng ( làm thế nào để mọi thứ đạt được sự vững chắc và luôn cân bằng ở trạng thái đó) là gì. Tuy nhiên, trong những năm đầu đời của trẻ, bạn có thể giải thích và chỉ ra cho trẻ thấy cách thức biến đổi qua thời gian của sự vật. Ví dụ như, cho trẻ xem những tấm ảnh từ khi sinh ra đến bây giờ và nói về nhiều thay đổi của trẻ trong khoảng thời gian đó. Và bạn cũng có thể nói về thăng bằng và những việc cần làm để đạt được: Tập đi xe đạp hay tập đi với 1 quyển sách trên đầu sẽ là những ví dụ khá thực tế.
5. Hình thức và chức năng:
Một trong những chủ đề đơn giản nhất trong khoa học là tất cả những gì xung quanh:
Hình dạng của một sự vật tự nhiên luôn liên quan đến chức năng của nó. Bắt đầu với những thứ con người tạo ra. Con bạn có thể đoán biết được chức năng của chiếc đê dùng khi khâu vá (bảo vệ và đẩy kim), cái mở nắp chai, máy ghi âm là gì? Khi bạn đang quan sát những con vật, hãy hỏi trẻ một vài câu hỏi như: “Những mảng sừng trên trên lưng con khủng long có tác dụng gì?”, “ Thú mỏ vịt thích sống ở đâu? Những dự đoán của trẻ gần như thường xuyên đúng.
Tính thằng thắn của khoa học
Nhà văn khoa học viễn tưởng Issac Asimov đã mô tả khoa học như “cách thức của tư duy”. Đó là một cách để nhìn nhận thế giới bao gồm cả cách nguyên tắc dẫn dắt. Những năm đầu ở trường tiểu học là khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu dạy trẻ về khoa học ứng xử. Chúng ta nên giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc này để trẻ:
– Quan sát kĩ càng
– Ghi chép chính xác
– Cố gắng tìm kiếm các mẫu vật một cách khách quan và không thiên vị.
– Chia sẻ những kết quả mà mình theo dõi được một cách trung thực và theo đúng trình tự để mọi người có thể thực hiện kiểm tra lại.
– Nhận thức được mình có thể có sai sót.
– Tôn trọng đức tính ham học hỏi.
– Biết chấp nhận những phê bình và nên thay đổi khi nhận được phê bình.
Lượt đọc: 2,343