Giúp trẻ thành công – Phần 2

Phần III: Dạy trẻ về Toán học

Việc nhận diện các con số cũng quan trọng như việc học các chữ cái. Việc dạy cho trẻ các con số không phải là một việc khó. Một cách hay để luyện cho trẻ nhớ các số là viết ra các số từ 1 đến 100 và khiến chúng trở nên thú vị bằng cách để mỗi số là một phần thân của một chú sâu đo dài.

Hãy khuyến khích sự tò mò của trẻ bằng việc lập thành nhóm một số các đồ vật, sau đó yêu cầu trẻ nhặt ra một số cụ thể nào đó các đồ vật này. Hãy thường xuyên cùng đếm với trẻ và ôn lại các số cho trẻ.

Một cách cũng rất tuyệt vời để dạy trẻ là cho trẻ nhận diện các đồng xu. Bạn hãy cho thật nhiều đồng xu vào một chiếc túi mà trẻ không nhìn xuyên qua được. Hãy bảo trẻ thò tay vào túi, lấy ra một đồng xu và nói to lên đó là loại xu có mệnh giá bao nhiêu. Bạn hãy cho trẻ chơi trò này nhiều lần. Mỗi lần, bạn hãy tính thời gian để trẻ có thể chơi trò này ngày càng nhanh và tốt hơn. Bạn cũng cần đặt ra một mục tiêu nhận thức để trẻ đạt tới. Nếu có từ 2 trẻ trở lên tham gia trò chơi thì bạn hãy thay đổi luật chơi. Chẳng hạn, bạn có thể đề ra luật chơi là trẻ nào nhặt ra và nhận diện được đến một số nào đó các đồng xu nhanh nhất thì sẽ là người thắng cuộc. Chơi như vậy không chỉ giúp trẻ học đếm, học cách nhận diện các đồng xu mà còn khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh, giúp rèn luyện cho trẻ trở thành những người thắng cuộc hay thua cuộc không xấu tính.

Hãy sử dụng những cách sáng tạo để dạy toán. Nếu như những bức tranh có từ kèm theo có thể giúp trẻ nhớ lâu những từ đã được dạy thì các trò chơi giúp chúng gắn môn toán với niềm vui và sự thích thú.

Phần IV: Kết hợp những phương pháp tốt

Khi dạy con học, bố mẹ cần phải thật sáng tạo và linh hoạt. Bạn càng khiến con tham gia nhiều và tham gia chủ động vào một hoạt động dạy học nào đó thì con bạn càng cảm thấy thoải mái khi học tập. Nếu bạn nhồi quá nhiều kiến thức một lúc thì điều này có thể dẫn đến sự chán nản ở con trẻ. Khi quá trình dạy học được diễn ra một cách vui vẻ và thú vị thì con sẽ luôn thích học và sẽ ghi nhớ những gì được dạy tốt hơn.

Lặp đi lặp lại kiến thức thì khác với việc đào sâu kiến thức. Bạn có thể lặp lại kiến thức theo nhiều cách khác nhau để trẻ hiểu được bản chất. Cha mẹ phải chú ý tìm hiểu xem điều gì có tác dụng thúc đẩy con mình nhiều nhất. Đừng dùng những lời lẽ phê bình, chỉ trích con bởi điều này có thể khiến con bạn nản lòng và do đó sẽ không có lợi cho việc học. Một đứa trẻ rất dễ nản khi chúng có cảm giác rằng chúng không học tốt hoặc không thành công. Bởi vậy, cha mẹ cần tạo dựng một không khí học tập thoải mái, vui nhộn, phải luôn động viên, khuyến khích con.

Hãy để con tích cực giao tiếp với những bạn khác. Hãy cho con tham gia vào một nhóm hay một lớp học phát triển kĩ năng cho trẻ. Những giao tiếp như vậy sẽ dạy cho trẻ các kĩ năng xã hội cần thiết để ứng xử trong cuộc sống. Trẻ học cách xử lý các tình huống phức tạp, cách giao tiếp với mọi người và lĩnh hội được những kĩ năng giải quyết vấn đề nhất định.

Hãy tận dụng triệt để các cơ hội để truyền đạt thông tin cho trẻ. Thông qua việc nhắc lại và luyện tập, một đứa trẻ có thể lưu giữ các thông tin tốt hơn. Sẽ có những lúc con bạn dường như không nhớ gì nữa về một điều gì đó đã được dạy rồi. Nhưng nếu bạn thường xuyên ôn lại cho con, những “lỗ hổng” kiến thức đó sẽ ngày càng ít đi và rồi trẻ cuối cùng sẽ ghi nhớ điều bạn đã dạy.

Phần 1

Theo Skillforkids

Lượt đọc: 1,328