Làm thế nào để kiểm soát cơn giận dữ với trẻ? (Phần 1)

Tại sao chúng ta rất dễ nóng nảy khi con không làm ta hài lòng? Có rất nhiều lý do, nhưng tôi nghĩ rằng nó chủ yếu là bởi vì chúng ta không kiểm soát cơn giận dữ với trẻ. Và theo một khía cạnh khác, khi người lớn nóng giận chính là lúc cảm xúc bị tác động mạnh, trẻ em sẽ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực với lối cư xử của người lớn trong trường hợp này.

Chúng ta đã làm nhiều điều mà không hề suy nghĩ kĩ. Chúng ta luôn quan niệm rằng trẻ em phải dưới sự kiểm soát của mình chứ thường không nghĩ rằng nên dừng lại và dành một chút thời gian để hiểu sâu sắc về hành động của trẻ. Trong thực tế, theo quan điểm của mình tôi cho rằng kiềm chế là một trong những điều quan trọng nhất đối với một phụ huynh.

Đây là một điều quan trọng: khi bạn kiểm soát cơn giận dữ với trẻ, con bạn cũng sẽ học cách bình tĩnh lại. Hãy nhớ rằng bình tĩnh là rèn luyện được và chế ngự được lo lắng. Khi cha mẹ đang lo lắng, thì trẻ cũng sẽ cảm thấy bất an. Điều này giống như “ virus truyền nhiễm” vậy. Hãy nghĩ theo cách này: nếu bạn không thể giữ được bình tĩnh thì những gì bạn đang cảm thấy sẽ vô tình tạo ra một bầu không khí căng thẳng giống hệt cảm xúc của bạn lúc bấy giờ.

Tôi sẽ kể một ví dụ để chúng ta cùng xem. Bạn thử nghĩ về việc bạn đang dạy con đi xe đạp như thế nào? Con bạn có cáu kỉnh khi mãi vẫn chưa tự đi được không? Bạn cảm thấy rất bực mình vì con không chịu lắng nghe bố mẹ nói mà chỉ nhõng nhẽo là nhiều. Bạn bị kích động và hét lên với con. Kết quả cuối cùng là con có thể ngã xe do cậu bé quá sợ hãi và lo lắng trước sự tức giận của bố mẹ nên mất tập trung. Rõ ràng đây không phải là một kết cục tốt đẹp, con bị ngã và bạn chắc chắn sẽ rất đau lòng.

Fastrackids kiểm soát cơn giận

Ba sẽ là cánh chim đưa con bay thật xa…

Như vậy, thay vì phản ứng giận dữ, bạn có thể hướng dẫn con cách bình tĩnh để tìm hiểu dần dần cách đi xe đạp, cố gắng biến việc đó thành một câu chuyện giản đơn và tự hỏi: “Làm thế nào để tôi có thể bình tĩnh, điều này rất hữu ích cho chính tôi và để các con học tập?” Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng những gì bố mẹ làm sẽ tác động trực tiếp đến hành vi, suy nghĩ của trẻ. Từ đó bạn sẽ tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để dạy con.

Đây là lý do tại sao tôi nói rằng nếu chúng ta không thể kiểm soát được cơn giận dữ với tre, chúng ta có thể sẽ tạo ra chính những gì đang cố gắng để tránh sự thất bại. Hãy nghĩ về ai đó bạn biết là người bình tĩnh và thanh thản; sự hiện diện của họ sẽ giúp tất cả mọi người yên tâm. Khi bạn bình tĩnh sẽ giúp con cái và cả gia đình bạn cảm thấy yên tâm. Con sẽ biết cách tự làm dịu chính mình hi chúng bị kích động, sẽ biết cách giải tỏa trong những giây phút chúng căng thẳng. Con sẽ không chống lại bạn như trước vì bạn đã là tấm gương sáng cho con noi theo. Tôi hiểu rằng không ai muốn trở nên bực bội, cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con, cho chính mình nhưng thường họ không biết làm sao để làm được điều đó. Sự thật là mỗi người phải tự tìm cho mình cách tốt nhất để rèn luyện bản thân. Tôi có một vài ý tưởng cho phương pháp này nhưng chính các bậc phụ huynh phải là yếu tổ chủ đạo để quyết định việc rèn luyện này có hiệu quả tốt hay không.

  1. Thực hiện các cam kết không để bản thân bị mất kiểm soát.

Nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ cố gắng kiểm soát mọi thứ từ bây giờ. Nhớ rằng những việc bạn làm con bạn sẽ dễ dàng biết được cho nên hãy cố gắng làm tốt công việc và giữ cảm xúc cân bằng: không giận dữ, không đi về khuya, giữ nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, không hút thuốc lá… Sẽ là rất khó để tạo lập thói quen này, nhưng hãy nghĩ rằng mình đang làm vì gia đình, vì con cái – đó chính là động lực tốt nhất cho những người làm cha mẹ.

fastrackids kiểm soát giận dữ

Hãy chắc chắn là người lớn kiểm soát cơn giận dữ đối với trẻ

  1. Đặt niềm hy vọng vào con.

Thông thường chúng ta cảm thấy buồn khi những đứa trẻ của chúng ta không làm những gì chúng ta mong muốn. Chúng không lắng nghe hoặc không tuân thủ. Trong đầu ta bắt đầu lo lắng rằng con đã không biết nghe lời cha mẹ. Chúng ta lo lắng rằng mình không thể kiểm soát được con. Tôi nghĩ rằng giải pháp tốt nhất là hãy để con tự trải nghiệm những công việc của mình đến khi chúng không thể tự giải quyết được thì bạn mới bình tĩnh hướng dẫn con.

  1. Phân biệt rõ những gì bạn không phải chịu trách nhiệm.

Có sự nhầm lẫn cho nhiều bậc cha mẹ giữa việc những gì người lớn thực sự có trách nhiệm và những gì người lớn không chịu trách nhiệm. Chính sự phân biệt rõ ràng này sẽ giúp con sống có trách nhiệm hơn với bản thân.

Nếu những việc không phải của cha mẹ, ví dụ như việc con phải thức dậy vào mấy giờ để kịp đi học, con phải tự ý thức ngồi vào bàn học lúc mấy giờ để kịp hoàn thành bài tập về nhà – những việc đó không phải là trách nhiệm của bố mẹ. Hãy rèn luyện cho các con tự ý thức làm những việc này, nếu không thực hiện tốt các con sẽ bị thầy cô phạt. Con phải tự trả giá về hành động của mình.

Nếu bạn luôn nghĩ rằng mình có trách nhiệm trong những việc đó của con, con bạn sẽ vô cùng ỷ lại và khi chúng mắc lỗi, chúng sẽ luôn phản ứng lại bằng cách mè nheo, giận dữ và cho rằng rằng do bố mẹ, tại bố mẹ mà chúng muộn giờ, chúng không làm xong, chúng bị phạt…

Vì vậy bạn có thể nói: “Bố mẹ có trách nhiệm hướng dẫn con tìm cách giải quyết vấn đề. NHƯNG, bố mẹ không chịu trách nhiệm đối với việc giải quyết vấn đề cho con!”

Con bạn sẽ xác định được rõ ràng đó chính là công việc của mình, và mình cần chủ động giải quyết. Con sẽ thôi đòi hỏi những điều vô lý khi bố mẹ bình tĩnh và cương quyết hơn.

– Theo Debbie Pincus, MS LMHC –

Đọc tiếp PHẦN 2

Để con có một thời thơ ấu đẹp đẽ đáng nhớ với những cơ hội phát triển bản thân vượt trội, cha mẹ cần học cách kiểm soát cơn giận dữ với trẻ  và rèn luyện cho con thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống. Đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong công việc này, khóa học FasTracKids sẽ giúp trẻ rèn luyện được những kỹ năng, đức tính tốt đẹp để con có thể phát triển toàn diện nhất.

Hãy ĐĂNG KÝ học NGAY HÔM NAY.

Lượt đọc: 2,567