Làm thế nào để kiểm soát cơn giận dữ với trẻ? (Phần 2)

  1. Chuẩn bị công việc trước thời hạn.

Bạn có thể thấy rằng mỗi ngày lúc 5h chiều, dây thần kinh của mọi người đang căng thẳng. Mọi người đều đi làm hoặc đi học, họ đang đói, và họ đang mệt mỏi. Đối với nhiều gia đình, đây là thời gian “khủng khiếp” nhất trong ngày: đón con, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ… Hàng đống việc chất chồng sau một ngày làm việc hết công suất, nên sự kiên nhẫn là rất thấp. Vợ chồng có thể sẽ xảy ra mâu thuẫn, nặng lời với nhau để tranh cãi một vấn đề. Nhưng hãy nghĩ rằng các con đang nhìn vào bố mẹ và chúng sẽ học tập những gì bố mẹ làm. Vì vậy mỗi người hãy nhún nhường một chút, bình tĩnh và kiềm chế bản thân rồi cơn giận cũng sẽ nguôi xuống.

  1. Hãy tự hỏi “Điều gì đã giúp tôi bình tĩnh hơn?

Bắt đầu suy nghĩ về những gì đã giúp bạn quản lý lo lắng của bạn trong quá khứ. Điều gì đã giúp làm dịu khi bạn khó chịu? Điều đầu tiên là chỉ cần cam kết chính mình sẽ không nói bất cứ điều gì không hay trong khi nóng giận. Trong đầu lặp lại suy nghĩ: “Tôi sẽ không nói bất kì điều gì”, “Tôi sẽ làm lại”, “Tôi sẽ hít thở thật sâu”… Hãy cho mình một khoảng không gian riêng để không gò bó và định thần lại. Hãy đi bộ ra khỏi phòng, đi dạo thong dong trong công viên hay nơi nào thoáng đãng, cách đơn giản hơn là hãy tắm và ngủ một giấc thật sâu. Những chuyện con bạn gây ra sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, vì dù sao chúng cũng là những đứa trẻ cần sự chỉ bảo nhiều hơn của bố mẹ. Lúc đó bạn sẽ thấy rằng: “Ồ, thật may mắn là mình đã không phản ứng dữ dội lại với con!”

fastrackids dạy trẻ yêu thương

Lung linh lung linh hai tiếng gia đình…

  1. Hãy hít thở.

Hãy hít thở sâu khi bạn cảm thấy mình đang nóng giận. Có một sự khác biệt lớn giữa đáp ứng và phản ứng. Khi bạn trả lời, bạn đang thực sự tham gia một thời gian để suy nghĩ về những gì bạn muốn nói. Khi bạn phản ứng, bạn như một cái máy tự động, bạn sẽ chẳng suy nghĩ được gì mà chỉ nói theo phản xạ. Điều tốt với con là bố mẹ phải giải thích thấu đáo với những gì con bạn đang nói hay đang làm. Hãy hít thở thật sâu và suy nghĩ một chút trước khi trả lời con, bởi vì khi đó bạn sẽ có cơ hội để suy nghĩ về những điều mình muốn nói.

Hãy suy nghĩ theo cách này: Khi chúng ta khó chịu và cố gắng ép những đứa con phải nghe theo lời mình, chúng ta sẽ càng cố kiểm soát chúng nhiều hơn. Trẻ con thời nay không giống như xưa, chúng có cái “tôi” cá nhân rất lớn, chúng mong muốn được giải đáp thấu đáo tất cả các vấn đề mà bố mẹ ép chúng phải làm. Nếu không cảm thấy bằng lòng, chúng có thể vẫn sẽ làm, nhưng là gượng ép và trong tâm trí thì vẫn không phục những điều này. Điều này thực sự là không tốt cho cả bố mẹ và cả con.

    7. Hãy giữ trong đầu một số “khẩu hiệu”

Mỗi khi cảm xúc tăng lên, bạn hãy tự nhủ điều gì đó, chẳng hạn: “Dừng lại!”, “Hít thở sâu!”, hay “Chậm lại!”. Tiếp theo hãy nghĩ rằng “Liệu chuyện đó có thực sự quan trọng không?” hay “Đây có phải là điều đáng để nóng giận?”. Nhiều người lại nghĩ về một hình ảnh khiến tinh thần thoải mái như một nơi tuyệt đẹp với những bãi cỏ xanh mướt chạy dài tới tận chân trời, sự thư thái sẽ lan tỏa trong tâm hồn khiến những căng thẳng nặng nề dừng hẳn lại.

fastrackids giúp trẻ bình tĩnh

Bố mẹ hãy giúp trẻ bình tĩnh, vui tươi, đừng làm con mất bình tĩnh

    8. Hãy đứng trên quan điểm của các con và đánh giá hình ảnh của mình lúc nóng giận.

Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn con cái hoặc người khác nhìn nhận về bạn. Làm thế nào để các con và những người ngoài cảm thấy tôn trọng, nể phục mình? Hãy tự vấn bản thân rằng phải nghĩ ra cách để hài hòa với con như một người bạn tốt, hài hòa với mọi người xung quanh bằng lòng tốt và sự chân thành. Muốn được người khác tôn trọng, phải học cách tôn trọng người khác. Tự bản thân bạn sẽ được nâng cao vị thế khi bạn trở thành một người như vậy.

Trong một gia đình tràn đầy tình yêu thương, sự chia sẻ và sự thông thái, bình tĩnh giải quyết thấu đáo mọi chuyện, các con sẽ hạnh phúc ngập tràn, sẽ học tập được nhiều điều tốt đẹp từ phía cha mẹ.

Khi con bạn có biểu hiện những tính xấu, thì việc quan trọng nhất tại thời điểm đó không phải là mắng nhiếc mà là thay đổi tư duy xấu của con. Bố mẹ có thể tâm sự với con, hỏi con có chuyện gì, bố mẹ có thể làm gì để giúp đỡ, hay đơn giản chỉ là ngồi bên cạnh và lắng nghe con nói gì. Sau đó sẵn sàng phân tích, bình tĩnh chia sẻ với con như những người bạn.

Quá trình tư duy của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố bên ngoài, đặc biệt là bố mẹ – những người gần gũi con nhất. Là những bậc phụ huynh, những gì chúng ta cần thực sự hướng tới là thấu hiểu, chia sẻ với con để con hướng thiện. Vì vậy, chúng ta phải rèn luyện thái độ bình tĩnh, cư xử đúng mực, thấu tình đạt lý để con cái noi theo.

– Theo Debbie Pincus, MS LMHC –

Đọc PHẦN 1

Để con có một thời thơ ấu đẹp đẽ đáng nhớ với những cơ hội phát triển bản thân vượt trội, cha mẹ cần học cách kiểm soát cơn giận dữ với trẻ  và rèn luyện cho con thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống. Đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong công việc này, khóa học FasTracKids sẽ giúp trẻ rèn luyện được những kỹ năng, đức tính tốt đẹp để con có thể phát triển toàn diện nhất.

Hãy ĐĂNG KÝ học NGAY HÔM NAY.

Lượt đọc: 1,300