Làm gì khi con trở nên khó bảo

Không nên cáu giận và la mắng trẻ

Thay vào đó, hãy tỏ ra nghiêm khắc. Khi con bạn đang cảm thấy chán, bạn cần giữ bình tĩnh và giải thích với con rằng la hét, cáu giận, đóng cửa là những hành vi không thể chấp nhận được và sẽ gây hậu quả xấu.

click - FTK

Những hành động của bạn sẽ chỉ cho con thấy rằng giận dữ là vô ích. Chẳng hạn, nếu con bạn xị mặt ra ở cửa hàng tạp hóa sau khi bạn giải thích tại sao bạn sẽ không mua kẹo cho chúng thì cứ kệ chúng. Hãy để chúng hiểu rằng cáu giận là không thể chấp nhận và không có tác dụng. Cáu bẳn và giận dữ chỉ làm cho tình hình tồi tệ thêm mà thôi. Đôi khi giận dữ còn làm chúng ta mất đi lý trí và cách cư xử khôn ngoan.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nói với cô giáo của con về môi trường lớp học và những hành vi cư xử mà bạn trông đợi bé có được. Hãy hỏi cô giáo xem ở trường các bé có được dạy cách xử lý các vấn đề và cách hành xử hay không.

 Làm gương cho trẻ về sự tự chủ 

Nếu bạn rơi vào một tình huống khiến bạn cáu và con bạn đang có mặt ở đó thì hãy nói cho bé hiểu tại sao bạn lại khó chịu và sau đó bàn với bé để tìm giải pháp. Hẳn không ít lần cha mẹ chúng ta để chìa khóa lung tung và đi tìm loạn hết cả nhà lên mà chẳng thấy đâu, một số sẽ giữ được bình tĩnh nhưng một số sẽ có sự mất kiểm soát. Hãy làm gương cho trẻ, thay vì nổi cáu, hãy nói với con là chìa khóa bị mất và nhờ con cùng tìm. Nếu bạn vẫn không tìm thấy chìa khóa, hãy thử một số cách như nhớ lại xem lần cuối bạn cầm khóa là khi nào. Hãy cho con thấy rằng kiềm chế cảm xúc và kĩ năng giải quyết vấn đề chính là những điều cần thiết để xử lý các tình huống khó.

Nói với con bằng giọng  vui vẻ và tự tin

Khi trẻ đang ương bướng và quá tập trung vào điều mình cần, cha mẹ không nên đẩy tình hình trở nên nghiêm trọng và căng thẳng hơn bằng giọng nói nghiêm túc, hãy tạo không khí vui vẻ thoải mái để trẻ thấy được sự thân thiện, thậm chí có thể lảng sang cả chuyện khác để trẻ quên đi điều mình muốn. Khi tình hình đã dịu bớt, hãy phân tích và đưa ra những lý do giải thích cho trẻ hiểu tại sao trẻ không được  làm những việc đó, hướng trẻ đến những suy nghĩ tích cực.

Đưa ra tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu

Ngay từ đầu, trong tất cả mọi tình huống cha mẹ cần phải đưa ra quan điểm của mình một cách thống nhất và rõ ràng. Một số cha mẹ cấm đoán con trong tình huống này nhưng trong lúc khác lại lơ là và chiều con. Cần làm cho trẻ hiểu và phân biệt được điều gì trẻ được phép và không được phép làm. Nếu cha mẹ làm tốt việc này thì những lần sau, khi gặp tình huống tương tự cha mẹ sẽ nhàn hơn rất nhiều và thái độ của trẻ cũng trở nên hợp tác hơn.

Theo Familyeducation

50% khả năng học tập của trẻ hình thành trong giai đoạn trẻ 5 tuổi và 80% hình thành trong giai đoạn trẻ 8 tuổi. Để chuẩn bị tốt nhất cho con thành công trong trường học và cuộc sống, cha mẹ hãy đăng kí và tham gia ngay chương trình FasTracKids – Làm giàu kiến thức, Phát triển tư duy và Rèn luyện kỹ năng đến từ Hoa Kỳ. Với FasTracKids con sẽ luôn có một khởi đầu hoàn hảo cho tương lai tươi sáng.

 

Lượt đọc: 3,462