Lo sợ thất bại ở trẻ em

Từ khi còn bé, trẻ đã được lập trình không sợ hãi bất kỳ điều gì! Thế nhưng càng lớn, trước những câu nói của cha mẹ, thầy cô, bạn bè.. .trẻ càng ngày càng thu mình lại. Nhà trường đã dạy trẻ phải sợ thất bại, đánh giá người khác bằng điểm số chứ không phải là nỗ lực họ tạo ra. Ở nhà, khi làm một việc gì đó mà dẫn đến kết quả không tốt thế là trẻ bị quát mắng một trận ra trò và có khi còn bị cấm làm điều đó.

Đối với các bậc cha mẹ, nỗi lo sợ thất bại ở con trẻ trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí gần đây, vấn đề nhạy cảm này cũng gây ra một số mức độ nguy hiểm, đáng chú ý có thể khiến trẻ em lo lắng và hoảng loạn cấp tính ngay trước khi tham gia một lớp học thử nghiệm hoặc trình diễn trong một buổi biểu diễn ở trường hoặc thậm chí tham gia vào một sự kiện thể thao. Khi phải trải qua nhiều nỗi sợ hãi, năng lực học tập của con trẻ có thể bị suy giảm và dẫn đến kết quả học tập của chúng trở nên sa sút.Thất bại cũng có thể nhất quán với kết quả con bạn không dám mạo hiểm chút nào, do đó không đạt được kết quả mong muốn.

Nỗi sợ hãi phổ biến ở trẻ em rất khác nhau. Sự sợ hãi có thể là một lưỡi gươm. Trong một chừng mực nào đó, sợ hãi là một phần thiết yếu của cuộc sống, trong thực tế, sợ hãi có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để thúc đẩy chúng ta đạt được một số mục tiêu hữu ích trong cuộc sống. Sợ hãi cũng có thể đóng vai trò như một công cụ mạnh mẽ chống lại tất cả những trở ngại vô hình, là ngọn nguồn gây ra thất bại. Chúng ta có thể dễ dàng xác định tất cả những sai sót, những sai lầm và sai lầm dẫn đến thất bại. Thất bại là một người thầy tốt nếu bạn biết thay đổi suy nghĩ. Thất bại có thể kết nối các hậu quả khác nhau với các hành động khác nhau mà cuối cùng giúp chúng ta đạt được thành quả mong muốn trong tương lai cho những nỗ lực của mình.Chúng ta chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng. Thất bại dạy cho trẻ nhiều điều hữu ích.

Nó có thể dạy một loạt các kỹ năng sống như sự kiên nhẫn, quyết tâm, động lực, tầm nhìn, ra quyết định, sự kiên trì, và quan trọng hơn là giải quyết vấn đề. Lặp đi lặp lại giai đoạn thất bại có thể dẫn đến sự thất bại hoàn toàn và nỗi thất vọng ở con trẻ. Tuy nhiên, lặp đi lặp lại thất bại cũng sẽ giúp trẻ em học được cách phản ứng tích cực với những cuộc khủng hoảng bất kỳ.

Translator: Vũ Lan Phương

Lượt đọc: 2,482