Lời khuyên trong giao tiếp dành cho cha mẹ và con trẻ

Giao tiếp tốt là một trong những kĩ năng quan trọng khi làm cha mẹ. Bài viết này cung cấp những thông tin và phương pháp hữu ích để bố mẹ có thể giao tiếp toàn diện với con trẻ.

Bố mẹ sẽ thấy thoải mái hơn khi tạo dựng được sự gần gũi, thân mật trong giao tiếp với con cái.

Cho dù con bạn còn đang rất nhỏ hay đã lớn thì giao tiếp tốt luôn là chìa khóa để xây dựng lòng tự trọng cũng như thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

Các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

Để bé biết rằng bạn luôn quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ khi bé cần.

Tắt ti vi, và đặt báo xuống khi bé cần thảo luận một vấn đề.

Tránh nói chuyện điện thoại khi bé có việc quan trọng muốn nói với bạn.

Trừ khi có liên quan đặc biệt đến người khác, còn lại hãy giữ sự riêng tư cho cuộc nói chuyện giữa bạn và con cái. Bạn và con cái sẽ có sự giao tiếp thẳng thắn, tốt nhất khi không có người xung quanh tham gia vào.

Làm bé xấu hổ trước người khác chỉ gây ra sự oán giận, thù địch và tạo tâm lý không nghe lời.

Không nên vênh mặt lên với trẻ, hãy cúi xuống ngang tầm với trẻ khi nói chuyện.

Nếu bạn đang rất tức giận về một hành vi hoặc một sự cố nào đó, đừng cố gắng giao tiếp với người khác, hãy đợi đến lúc tâm trạng mình khá hơn bởi lúc đó bạn nói chuyện sẽ không thể khách quan được. Tốt nhất là dừng lại, đợi một khoảng thời gian và nói chuyện với bé sau.

Nếu bạn thấy mệt mỏi, bạn sẽ phải cố gắng nỗ lực để làm một người biết lắng nghe tích cực. Chủ động lắng nghe là một việc thực sự khó khi cả cơ thể và tâm trí của bạn đang mệt mỏi.

Tuy nhiên bạn vẫn phải lắng nghe cẩn thận và lịch sự. Không nên làm gián đoạn khi bé đang cố gắng kể câu chuyện của mình. Hãy tỏ thái độ nhã nhặn với bé.

Đừng hỏi tại sao, hãy hỏi cái gì đã xảy ra.

Nếu bạn biết tình huống của câu chuyện, hãy đối chiếu với bé những thông tin mà bạn biết hoặc đã được nghe kể.

Hạn chế tối đa kiểu nói chuyện áp đặt (sử dụng các câu như: con sẽ được nói khi bố /mẹ nói xong, theo bố/mẹ đây chính là điều tốt nhất cho con, hãy làm những gì bố/mẹ nói, chỉ có như thế mới giải quyết được vấn đề), thuyết giáo và lên mặt dạy đời bởi những điều này không mang lại lợi ích gì trong giao tiếp.

Không sử dụng các từ ngữ tiêu cực: đần, ngu dốt, lười biếng và các câu khó nghe như: “Đồ dốt nát, cái đó chẳng có ý nghĩa gì hết” hay “Mày thì biết cái gì, đồ vắt mũi chưa sạch”.

Hãy hỗ trợ bé lập kế hoạch để từng bước cụ thể để giải quyết vấn đề.

Cho bé thấy rằng bạn chấp nhận con mình, bất kể những gì bé làm được cũng như không làm được.

Khuyến khích bé giao tiếp cởi mở với cha mẹ bằng cách chấp nhận, lắng nghe và khen ngợi khi bé nói chuyện.

Translator: Vũ Lan Phương

Lượt đọc: 3,816