Lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ – Phần 1

Trẻ em trải qua các thời kỳ riêng biệt của sự phát triển khi chúng chuyển từ giai đoạn sơ sinh đến người trưởng thành. Có nhiều thay đổi não bộ diễn ra trong mỗi giai đoạn của sự phát triển. Những gì xảy ra và tương tự khi những phát triển diễn ra là do mặt di truyền quyết định. Tuy nhiên, hoàn cảnh môi trường và sự giao lưu với các cá nhân quan trọng trong môi trường đó có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của trẻ em trong mỗi giai đoạn phát triển.

Lứa tuổi và giai đoạn là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi, phác thảo giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của con người. Trong mỗi giai đoạn tăng trưởng và phát triển xảy ra trong các lĩnh vực phát triển chính, bao gồm vật lý, ngôn ngữ, trí tuệ và xã hội – tình cảm. Mục tiêu của chúng tôi là để giúp cha mẹ hiểu những gì xảy ra trong não bộ và cơ thể của con em mình trong từng thời kỳ, với hi vọng chúng sẽ có thể đưa ra sự hỗ trợ cần thiết, khuyến khích, cấu tạo và biện pháp can thiệp để cho phép một đứa trẻ tiến bộ qua từng giai đoạn một cách dễ dàng và thành công nhất có thể, dựa trên thiết lập duy nhất của những đặc điểm và lợi ích của mỗi đứa trẻ.

Trẻ sơ sinh / Trẻ em (0-2 năm)

Nuôi nấng một đứa trẻ, nhất là lần đầu tiên thật thú vị và đầy thử thách. Đây là thời gian để phát triển sự gắn kết sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời của con trẻ, mang đến cho trẻ các nguồn lực bên trong để phát triển long tự trọng và khả năng quan hệ tích cực với những người khác. Đây cũng là thời gian cho các bậc phụ huynh khám phá ra khả năng tiềm ẩn của con trẻ. Mỗi đứa trẻ là duy nhất và trẻ cần được cha mẹ tôn trọng, hỗ trợ và khuyến khích các cá tính và khả năng độc đáo của mỗi đứa trẻ.

Trẻ mới biết đi / trẻ mẫu giáo (2-5 năm)

Một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của trẻ bắt đầu khi trẻ bước những bước đi đầu tiên. Ở giai đoạn này, trẻ tự do đi lại quanh thế giới riêng của chúng. Đó là giai đoạn thăm dò môi trường hoạt động của trẻ. Sự phát triển của ngôn ngữ là bước nhảy lớn dẫn đến việc học tên các đối tượng mà trẻ quan tâm, khả năng yêu cầu mọi thứ và khi trẻ khám phá ra bản chất độc lập của mình, trẻ cũng phát triển khả năng nói “KHÔNG”.

Trong giai đoạn phát triển này, một thách thức lớn là sự phát triển những gì các nhà tâm lý học gọi là điều tiết cảm xúc. “Khủng hoảng” là phổ biến trong thời gian này nhưng cha mẹ có thể sử dụng những kết nối từ trong bụng mẹ để giúp trẻ điều tiết cảm xúc của mình và bắt đầu nắm được khái niệm khó khăn của việc trì hoãn sự hài lòng. Trong khi trẻ theo bản năng dường như có thể nói “KHÔNG”, trẻ mới biết đi cũng cần sự giúp đỡ trong việc học cách làm thế nào để chấp nhận “KHÔNG” từ người khác. Đây cũng là giai đoạn phát triển nhanh về trí tuệ và thể chất chuẩn bị cho trẻ bước vào trường học, trong đó bao gồm: những tương tác và hợp tác với bạn bè trong khi cùng một lúc có thể cạnh tranh về thể chất và trí tuệ. Cha mẹ của trẻ trong vai trò huấn luyện viên chỉ cung cấp sự kết hợp bổ trợ, khuyến khích và hướng dẫn. Phụ huynh cũng cần đảm nhiệm vai trò giáo viên tiểu học cho việc truyền đạt các kĩ năng học tập cơ bản và khuyến khích hoạt động thảo luận và thử nghiệm về các khái niệm và kĩ năng mới.

Lan Phương

Lượt đọc: 10,361