Lướt Net: Bổ ích và an toàn!

  1. Bố mẹ nên đặt máy tính cho trẻ sử dụng ở trong phòng khách, hoặc phòng chung. Tránh đưa máy vào phòng riêng của bé. Làm như thế bố mẹ vừa có thể để mắt tới nội dung truy cập của bé, lại vừa có thể chỉ dẫn cho bé mỗi khi bé cần.
  2. Xác định với bé trước thời gian bé được “online” mỗi ngày. Thời gian này tùy thuộc vào độ tuổi của bé cũng như việc sử dụng internet giúp bé tăng thếm kiến thức hay không. Bố mẹ cũng đừng quên chỉ rõ bé được sử dụng máy tính trong những giờ nào. Việc giao ước trước với bé không những đảm bảo bé không sa đà vào thế giới online mà còn tập cho bé tự sắp xếp thời gian biểu hang ngày.
  3. Chuyện trò với bé về việc thật nguy hiểm khi tiết lộ những thông tin cá nhân trên mạng. Nếu con bạn có trang cá nhân trên bất kỳ mạng xã hội nào, cảnh báo bé không nên đưa lên những chi tiết cá nhân như lớp, địa chỉ, số điện thoại nhà riêng. Khuyến khích bé đặt chế độ profile chỉ có thành viên mới truy cập được. Bố mẹ cũng nên khuyên trẻ sử dụng tên khác (tên online, nick name) thay vì sử dụng tên thật.
  4. Gợi chuyện để con mình có thể tự nhiên nói về những thông tin trên mạng mà bé xem, đồng thời cũng khéo léo xem thái độ của con mình như thế nào với những thông tin đó. Cảnh báo bé không được hồi âm cho bất cứ mail hay message nào mà không thông báo cho bố mẹ trước. Tình trạng sử dụng internet để hăm dọa người khác ngày càng phổ biến, vì thế bố, mẹ nên nắm được càng nhiều thông tin về việc sử dụng internet của con thì càng tốt.
  5. Không cho phép con mình được gửi ảnh bản thân cho người lạ. Giúp con hiểu rằng trong một môi trường “ảo”, người ta có thể không phải như những gì khai báo trên profile.
  6. Giảng giải cho con hiểu những tác hại khi tải các tệp tin từ internet. Tốt nhất bé chỉ được tải về các chương trình hay tệp tin khi được bố mẹ giám sát. Phụ huynh nên chắc chắn rằng máy tính của mình được bảo vệ bởi các chương trình diệt virus hoặc tường lửa.
  7. Có rất nhiều các phần mềm ngăn chặn và sang lọc như là Net Nanny, những chương trình này sẽ ngăn chặn truy cập tới các trang web mà phụ huynh cho là không phù hợp với bé. Phụ huynh cũng nên kiểm tra với nhà cung cấp mạng xem liệu họ có các lựa chọn “khóa trẻ em” để ngăn bé tải xuống những tệp tin với nội dung không phù hợp.
  8. Bookmark những trang mà bé yêu thích để bé có thể truy cập dễ dàng hơn. Điều này giảm thiểu nguy cơ trẻ truy cập nhầm trang web do bé gõ nhầm địa chỉ.

    Bố, mẹ nên dành thời gian hướng dẫn bé lướt web, cùng bé lướt web và cũng nên tự tìm hiểu về internet. Như vậy bố mẹ sẽ biết thêm được về những nguồn tài nguyên trên internet cũng như cách những người sử dụng khác kết nối với bé. Bố mẹ cũng nên để ý xem bé đã truy cập vào những trang nào bằng cách vào phần History của trình duyệt.

  9. Nếu được, khuyến khích trẻ sử dụng địa chỉ e-mail của bố, mẹ thay vì tự lập hòm mail riêng. Như thế bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được môi sự liên lạc của trẻ trong môi trường mạng.

Trách nhiệm của phụ huynh là đảm bảo rằng con mình được thông tin đầy đủ về những “lợi và hại” khi sử dụng internet. Hãy giúp bé cảm thấy thoải mái và yên tâm vì bạn luôn sẵn sang tư vấn và giúp đỡ cho bé trong mọi trường hợp. Chính thái độ và sự quan tâm của bố mẹ mới là lớp bảo vệ vững chắc nhất cho bé trong cả môi trường “online” và “offline”. Hanoi FasTracKids chúc cho cả gia đình có những giờ phút thư giãn trên mạng thật vui và thoải mái!

Lượt đọc: 2,985