Những điều trẻ con thường làm khiến cha mẹ đau đầu nhất (Phần 2)

Con cái luôn là niềm vui và hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời làm cha mẹ. Tuy nhiên không ít thời điểm những bảo bối của chúng ta cũng có những hành vi khiến chúng ta phải phát cáu và giận dữ. Tiếp theo bài viết hôm trước, chúng ta sẽ cùng “điểm danh” tiếp các hành vi của trẻ gây nhiều khó chịu cho cha mẹ nhất và các giải pháp thực tế để dừng chúng lại.

Lề mề

Một vài trẻ có tính cách bản năng chậm chạp, nhưng hầu như tất cả các em ở lứa trẻ, ít nhất đã từng một lần, không thể  từ một việc nào đó chuyển sang làm việc khác một cách nhanh chóng như cha mẹ mong muốn.Và, trẻ khiến bố mẹ gần như phát điên lên khi bố mẹ đã bảo em tự đi tất vào 5 lần rồi trước khi em thực hiện được, nhưng thực tế là có những lúc, trẻ rất dễ mải mê làm việc gì đó và rất khó để bảo trẻ rời mắt khỏi nó.

Bạn hãy kiên nhẫn và thấu hiểu cho con, hít một hơi thật sâu. Hãy giải thích cho con biết rằng khi con chậm chạp thì sẽ có hậu quả như thế nào (con có thể lỡ mất giờ ra chơi đầu ngày nếu đi học muộn; con sẽ không kịp truy bài nếu không thể phết mứt lên bánh khi con phải tự làm v.v), và cố gắng để tìm cách giúp con hoàn thành mọi thứ nhanh hơn.

Tranh giành với anh chị em

Có nhiều hơn một đứa con có nghĩa là bạn phải đối mặt với việc các con sẽ tị nạnh nhau và tranh giành mọi lúc mọi nơi. Nhưng nếu bạn phải đứng ra làm trọng tài xét xử hàng ngày thì nó sẽ trở nên mệt mỏi và vô cùng đáng giận.

Để giúp các con hoà thuận hơn cũng như xây dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ đầy yêu thương, tôn trọng, hãy cố gắng tìm hiểu điều gì là nguồn gốc của sự mâu thuẫn giữa các con (sự khác biệt tính cách, cảm giác luôn luôn phải ganh đua, tị nạnh nhau, v.v)

Hãy lắng nghe từng trẻ, và giúp các con làm việc với nhau để tìm ra cách giải quyết. Như thế bạn sẽ có một mái ấm yên bình hơn và mọi thành viên trong gia đình cũng sẽ càng hạnh phúc hơn nhiều.

Tranh giành giữa các con luôn khiến các bậc cha mẹ đau đầu

Hỏi đi hỏi lại một việc gì đó

Con hỏi xin bạn một thứ gì đó. Bạn không đồng ý. Con lại xin tiếp, rồi tiếp một lần nữa. Sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải là đầu hàng và cho con bất cứ thứ gì chúng muốn. Và chắc chắn là vẫn có những trường hợp ngoại lệ khác (ví dụ như bạn có thể cho con ăn kem trước khi ăn cơm, nhưng chỉ một lần này thôi vì hôm đó là ngày đặc biệt). Tuy nhiên việc để con tự do thuyết phục bạn làm mọi việc con muốn sẽ khiến con nghĩ rằng cứ xin xỏ và hỏi đi hỏi lại liên tục là sẽ thành công.

Lừ mắt với cha mẹ

Khi con lần đầu tiên làm thế này, bạn có thể sẽ lo lắng không biết chuyện gì đã xảy ra với con yêu, bé cưng của mình – một đứa trẻ không bao giờ làm một điều như vậy. Nhưng bất kỳ ai có con nhỏ ở tuổi cắp sách đến trường sẽ nói cho bạn biết được rằng trẻ lườm bố mẹ là một việc xảy ra rất thường xuyên. Đôi khi còn kèm theo một tiếng “hừ” mạnh

Hãy thủ thỉ cho con về sự tôn trọng trong giao tiếp là như thế nào (và lừ mắt là ngược lại), cũng như dần dần chứng minh điều này hàng ngày bằng cách nói chuyện với con bằng thái độ bình tĩnh và đầy yêu thương, và đặc biệt là cả khi con mắc lỗi.

Đưa con vào khuôn khổ và một việc rất quan trọng, nhưng bố mẹ cũng cần cho con thấy rằng không cần thiết phải la hét hay mất kiểm soát khi có vấn đề gì xảy ra. Hãy tìm cách để dành thời gian nói chuyện, giao tiếp với con hàng ngày và làm tăng thêm uy tín của mình. Nếu con tiếp tục lườm bạn, thở ra một cách thiếu tôn trọng và chống đối, hãy tự tận hưởng thời gian của mình (đi chơi với bạn bè, chơi điện thoại, xem TV, v.v) và để con ngồi yên lặng đọc sách trong phòng mình đến khi con có thể tôn trọng bạn như cách bạn tôn trọng con.

Bị ám ảnh hoàn toàn

Tỷ dụ như trò chơi Minecraft, xem phim Frozen lần thứ 110, hay là muốn chơi điện tử, nhắn tin với bạn bằng điện thoại hoặc tablet…, trẻ có thể bị cực kỳ thu hút bởi nhiều thứ khác nhau. Điều này là vô cùng bình thường khi con bị hấp dẩn bởi đồ chơi, phim ảnh hay trò chơi điện tử. Sự ám ảnh thông thường rất khác với chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder – OCD). Mặc dù chứng tự kỷ và OCD có thể cùng tồn tại, nhưng không phải chúng luôn liên kết với nhau. Nếu bạn thấy con mình dính lấy các bạn khác và liên tục nói về sở thích của mình, và cho bạn thấy rằng con rất linh hoạt (chẳng hạn như con có thể xem các phim công chúa Disney còn lại mà không chỉ có Frozen, hoặc là có thể tham gia các hoạt động mà vẫn thấy vui vẻ), thì bạn không còn gì để lo lắng, con bạn sẽ sớm chuyển sang tập trung vào những thứ khác.

Hãy cân nhắc về mặt tích cực khi con cực kỳ theo đuổi một sở thích (ví dụ như con có thể theo học một môn nhạc cụ và muốn tập luyện suốt cả ngày, hoặc con ngốn ngáo muốn đọc hết tất cả các đầu sách). Điều này dễ làm bạn điên đầu, nhưng nó cũng sẽ qua nhanh thôi.

Bé Thông Minh

—> Xem lại phần 1

Lượt đọc: 1,336