Những điều trẻ con thường làm khiến cha mẹ đau đầu nhất (Phần 1)
Cha mẹ yêu con cái hơn tất cả những điều có thể diễn tả bằng lời nói hoặc đong đếm bằng số lượng. Nhưng đôi khi, vào một thời điểm nào đó mà hành vi của các con hoàn toàn đẩy cha mẹ đến giới hạn, khiến chúng ta gần như phải thét lên. Sau đây là những hành vi của trẻ gây nhiều khó chịu cho cha mẹ nhất và các giải pháp thực tế để dừng những điều đó lại.
Rên rỉ – Mè nheo:
Ở vị trí đầu tiên chính là hành vi: Rên rỉ, mè nheo cha mẹ. Có một lý do giải thích tại sao điều này lại đứng đầu trong danh sách những hành vi làm điên đầu của trẻ đó là nó diễn ra rất thường xuyên, và gây khó chịu vô cùng. Có vẻ như trẻ con đã biết làm thế này từ khi sinh ra, hay hành động này đã là gen cố định trong ADN của chúng. (Rất nhiều người đã tự hỏi rằng không biết các bậc phụ huynh ở thời tiền sử có phải cũng muốn bịt chặt tai lại khi nghe thấy con mình mè nheo hay không).
Có một tin tốt là cách chúng ta phản ứng lại với hành vi này cũng như điều chúng ta nói và dạy cho trẻ các cách biểu đạt khác nhau có thể chấm dứt sự nhõng nhẽo.
Phớt lờ hoặc không nghe lời cha mẹ
Dù cho con bạn không nghe lời và lờ bạn đi một cách vô tình hay cố ý (chẳng hạn khi bé bị phân tâm), thì đây vẫn là một hành vi mà bạn muốn “bóp chết từ trong trứng nước”. Khi điều này xảy ra, hãy giữ bình tĩnh, và bảo con bạn rằng đây là một hành động thiếu tôn trọng, và nó không phải là một lối cư xử đẹp đối với bất kỳ ai, đặc biệt là những người yêu quý con.
Nếu việc này lặp lại liên tục, hãy để con bạn biết rằng bạn sẽ cho con thấy bị phớt lờ là như thế nào.
Nói với con là bạn sẽ không để ý đến con một khoảng thời gian (khoảng 30 phút chẳng hạn). Rất nhanh thôi, con bạn sẽ hiểu được việc muốn nói chuyện cùng ai đó nhưng người đó lại không quan tâm đến mình khó chịu ra sao. (Hãy chắc chắn rằng bạn đã cho con thời gian chuẩn bị để chúng biết chính xác là chuyện gì sẽ diễn ra; bạn phải làm rõ rằng bạn chỉ muốn cho con hiểu được cảm giác của mình chứ không phải bạn thật sự không quan tâm đến con nữa.)
Cãi lại cha mẹ
Đáp trả là một trong những điều vừa có mặt hại lại vừa có mặt lợi. Sự khác biệt này tuỳ thuộc vào cách trẻ biểu đạt suy nghĩ và quan điểm của mình. La hét, giận lẫy, hoặc không tôn trọng ý kiến và thẩm quyền của bạn là không được phép, và cách nói năng như vậy phải được sửa đổi càng sớm càng tốt. Mặt khác, việc bình tĩnh diễn đạt những gì con nghĩ có thể giúp giao tiếp giữa cha mẹ với con hiệu quả hơn và thậm chí cũng rất tốt cho trẻ cả trong tương lai.
Tranh cãi cũng có những mặt tích cực, miễn là nó được thực hiện một cách tôn trọng và với thái độ bình tĩnh, đúng đắn mà không phải tức giận hay hỗn hào. Trong thực tế, các cuộc khảo sát cho thấy, ngay cả khi không đồng quan điểm, em nào có thể nói chuyện với cha mẹ về suy nghĩ và ý kiến của riêng mình thì tiến bộ hơn hẳn trong khi các bạn đồng trang lứa lại đến với các chất gây nghiện như rượu bia hay ma tuý.
Nói “Không!” và có thái độ khiêu khích với cha mẹ
Cũng gần giống như việc đáp trả cha mẹ, chống đối và thách thức là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ và cũng là một cách quan trọng để trẻ thể hiện cái tôi, sự độc lập. Điều này thử thách giới hạn của chúng cũng như thẩm quyền của cha mẹ. (Sự chống đối này rất cố chấp, khó thay đổi và gây trở ngại rất nhiều với nhà trường, gia đình. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của chứng Rối loạn thách thức chống đối, Oppositional defiant disorder – ODD, và bạn có thể phải tìm đến các bác sĩ nhi khoa.)
Để đưa con về khuôn khổ bình thường, việc cha mẹ cứng rắn đặt ra những quy tắc cơ bản là vô cùng quan trọng, ví dụ như không được nói hỗn với người lớn hay phải bình tĩnh giao tiếp khi con cảm thấy bực bội, bất lực. Bạn cũng có thể nói chuyện với con, cùng tìm ra cách để thoả hiệp trước những vấn đề nhất định, miễn là chuyện đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của con.
Hết phần 1, mời quý phụ huynh đón đọc tiếp phần 2.
Lượt đọc: 1,280