Rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân cho trẻ

Phát triển nhân cách là một ngành công nghiệp mang lại nhiều triệu đô và, có một điều mà những người tham gia được nghe đi nghe lại khi họ đến các buổi thảo luận hay đọc từ sách về đề tài này: “Đây là những kĩ năng mà bạn chưa bao giờ được dạy ở trường.”

Đó là sự thật. Việc dạy cho trẻ cách suy nghĩ tích cực và cách để thành công hơn trong cuộc sống dường như không phù hợp lắm với chương trình học ở trường, so với các môn như đọc, viết, toán (rồi sử, địa và khoa học).

Nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể dạy cho con các kĩ năng này tại nhà. Dưới đây là một số hướng dẫn mà cha mẹ có thể làm theo để trang bị cho con những kĩ năng giúp chúng phát triển tư duy cũng như gặt hái được nhiều thành công cả trong trường học lẫn đời sống.

Hình dung

Hình ảnh hóa là một phương pháp hiệu quả mà các vận động viên thể thao nhà nghề và các diễn viên nổi tiếng thường hay sử dụng. Việc hình dung, phác họa ra những điều mà bạn muốn đạt được sẽ thúc đẩy bạn đạt được nó bởi bộ não của chúng ta không phân biệt được hình ảnh tưởng tượng và thực tế. Nếu con bạn đã biết tưởng tượng và hay tưởng tượng thì thời điểm thích hợp để bạn áp dụng phương pháp này cho con đã đến rồi đấy.

Terri Levine, một chuyên gia về cuộc sống nhận định, “Khi trẻ em biết hình ảnh hóa thì cũng là lúc chúng có thể học tốt hơn và hiểu đầy đủ hơn về một vấn đề. Khi một đứa trẻ nhìn thấy và tưởng tượng thấy các khả năng của vấn đề, chúng có thể nghĩ ra giải pháp.”

Con bạn có thể hình dung ra rằng chúng làm tốt bài kiểm tra hoặc tưởng tượng ra những bức tranh giúp chúng nhớ được các câu trả lời. Levine có một vài chiến lược mà cha mẹ có thể vận dụng như sau:

  1. Kể cho con bạn nghe một câu chuyện ngắn và sau đó hỏi xem con hình dung ra điều gì trong đầu. Hỏi xem theo hình dung của con, các nhân vật hoặc cảnh tượng ra sao?
  2. Miêu tả một con vật tưởng tượng hoặc một khu nghỉ dưỡng và hỏi xem trong hình dung của con, chúng như thế nào.
  3. Chọn một từ mới và bảo con nghĩ đến một hình ảnh nào đó giúp con ghi nhớ được từ đó.
  4. Yêu cầu con hình dung rằng con có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời cho các bài toán và vẽ hình ảnh đó ra giấy. Thường thì chiến lược này rất hiệu quả với các em học toán kém.

Tự nhủ

Những lời khẳng định là những câu nói đầy tin tưởng mà chúng ta tự nhủ với bản thân, rằng chúng ta nhất định sẽ đạt được điều ta mong muốn. Người lớn thường phải chật vật đấu tranh để không tin vào những lời này nhưng trẻ con thì chưa giới hạn niềm tin của chúng. Bộ não của trẻ luôn sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng mới.

Leah Davies, một giáo viên kì cựu và cũng là nhà sáng lập hãng Kelly Bear-một hãng chuyên sản xuất dụng cụ học tập cho trẻ em, nói “Những lời mà trẻ tự nhủ với bản thân thúc đẩy trẻ cố gắng hết sức mình và đạt được nhiều thành công nhất có thể. Chẳng hạn, trẻ có thể tự nhủ với bản thân: ‘tôi sẽ không từ bỏ, tôi sẽ tiếp tục cố gắng’ hoặc ‘tôi là duy nhất’. Cha mẹ có thể giúp đỡ con mình bằng cách trò chuyện với chúng hoặc khi cần thiết, có thể ‘tự nhủ’ để trẻ noi theo. Nếu làm được điều này, con bạn sẽ trở thành một đứa trẻ biết tôn trọng bản thân, vui vẻ hơn, hòa đồng hơn – cả ở nhà lẫn ở trường.

Cảm nhận

Cả hai phương pháp “hình dung” và “tự nhủ” đều đạt kết quả tốt hơn nếu đi kèm với cảm xúc thích hợp. Ông Levine cho rằng “Khi một đứa trẻ đọc, nếu chúng cảm nhận được những hình ảnh gợi ra và nội dung của các từ, chúng sẽ hiểu rõ hơn về văn bản đang đọc. Khi trẻ cảm nhận, chúng sẽ tạo lập được sự gắn kết giữa bản thân với những gì đang học”

Ăn uống

Để phát triển tư duy cho trẻ, cha mẹ không nên chỉ tập trung vào việc phát triển tư duy nội tâm mà còn cần khuyến khích con rèn luyện thân thể, ăn uống hợp lý nữa. Bà Therese Pasqualoni, tiến sĩ, chuyên gia sức khỏe, nhà sáng lập Strike It Healthy System (một hệ thống các hoạt động giúp rèn luyện sức khỏe) nói, “Những đồ ăn có lợi cho sức khỏe thì dễ tiêu hóa và các chất dinh dưỡng có lợi sẽ có tác động tích cực lên não bộ. Nhờ đó, trẻ sẽ tiến bộ trong học tập và có trí nhớ tốt. Trái lại, những đồ ăn không có lợi sẽ gây tác động xấu tới não, dẫn đến việc suy giảm trí nhớ và học kém.”

Cụ thể hơn, bà Therese bổ sung, “Trẻ sẽ tiến bộ trong học tập nếu được ăn ngũ cốc vào bữa sáng và ăn hoa quả cho bữa phụ. Trẻ cũng sẽ có trí nhớ tốt nếu có một thói quen học tập khoa học, có kết hợp nghỉ ngơi, vui chơi.”

Bà cũng đưa ra lời khuyên rằng trẻ nên cùng ăn với gia đình hai bữa một ngày và vui chơi cùng gia đình ít nhất một giờ một tuần. Vào thời gian đó, cha mẹ có thể cùng chơi với con các trò chơi từ vựng, như dạy con một định nghĩa mới hoặc lần lượt đọc ra các từ cùng nghĩa và trái nghĩa. Bà nói thêm, “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ thường rất nhớ những cuộc hội thoại gia đình mà khi đó cả nhà cùng tham gia, điều này giúp phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho chúng.”

Trong các phương pháp trên đây,

Lượt đọc: 7,085