Tại sao con trẻ không có những kĩ năng xã hội?

Các kĩ năng xã hội là những kĩ năng về giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tự quản lý, quan hệ ngang hàng cho phép bắt đầu và duy trì một mối quan hệ xã hội tích cực với những người khác. Sự thiếu hụt hoặc thái quá trong các hành vi xã hội ảnh hưởng đến việc học tập, giảng dạy và bầu không khí hòa đồng của lớp học. Trách nhiệm xã hội liên quan đến sự chấp thuận ngang hàng, sự chấp thuận của giáo viên, bao gồm thành công trong trường học và cuộc sống.

Nhiều thanh thiếu niên ngày nay không bao giờ học “cư xử đúng đắn” trong xã hội, tạo lập tình huống thực tiễn/ứng xử với những người khác. Có lẽ cũng vì chúng thiếu hụt sự giáo dục trong gia đình hoặc sự chỉ bảo của những người lớn tuổi, hoặc một hệ thống các giá trị và hành vi được giảng dạy. Bất kì cha mẹ nào cũng cần nhớ rằng con cái chúng ta không bao giờ làm theo những gì mà chúng ta nói, nhưng sẽ luôn làm theo những gì mà chúng ta làm. Chỉ khi bạn là một Hãy dành chút thời gian để tự kiểm tra lại bản thân về hình thức bên ngoài, cách ứng xử với mọi người, cũng như ngôn ngữ mà chúng ta thường sử dụng trước mặt con cái. Hãy thay đổi ngay, nếu chúng ta nhận ra những câu nói hoặc việc làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy, việc tự kiểm tra khả năng của bản thân có thể giúp cho cả cha mẹ và con cái trở nên hoàn thiện hơn.

Ví dụ:

  • Không nhận thấy sự chối từ khéo từ người khác, có thể bằng lời nói hoặc hành động, “Cảm nhận.”
  • Cảm thấy ái ngại trước những “hành vi tích cực” của người khác. Nếu trong quá khứ hay hiện tại, những hành vi của trẻ bị từ chối, chúng sẽ khó có cơ hội thể hiện “đúng” hành vi của bản thân một cách tự nhiên, và không biết vận dụng vào thực tế,

Trẻ em cũng có thể không cảm thấy những kĩ năng xã hội là cần thiết và hữu ích, vì thế không đón nhận tích cực. Ví dụ:

  • Hỗ trợ giáo viên
  • Tránh xung đột với người lớn
  • Không đồng ý theo cách không đối đầu

Các hành vi của trẻ biểu lộ bây giờ dường như chỉ tốt cho chúng. Trẻ muốn tìm kiếm quyền lực và gây được sự chú ý.

Translator: Vũ Lan Phương

Lượt đọc: 3,379