Tính khí nóng nảy của trẻ
Khi con bạn tỏ ra nóng nảy hay thậm chí cục cằn thì đó cũng chỉ là một phản ứng thông trường của trẻ khi cáu giận hay không vừa lòng về chuyện gì đó. Tất nhiên điều này không hề dễ chịu cho bậc làm cha mẹ và cũng không có gì đảm bảo rằng tính khí đó sẽ kết thúc đúng lúc. Vì vậy, hãy uốn nắn trẻ ngay từ khi còn nhỏ và chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề.
Bạn đã bao giờ nghĩ về việc làm thế nào để thay đổi tính khí này của trẻ chưa, đừng bao giờ quên rằng đó chính là một việc rất quan trọng mà chính bạn phải làm. Có một cách là bạn hãy chọn một căn phòng trong nhà và nói với bé rằng mỗi khi cáu giận, bé sẽ phải sang phòng đó. Bạn sẽ ngạc nghiên về phản ứng của bé. Bé sẽ sang căn phòng dành cho cáu giận đó nhưng sẽ không thích. Ở phòng cũ trẻ có đồ chơi và những thứ yêu thích khác còn phòng mới thì không. Hãy nói với bé rằng khi đã hết cáu giận, bé có thể quay lại phòng cũ. Ngoài ra bạn nên lờ trẻ đi khi trẻ cáu giận, trẻ sẽ thích thú với việc nổi cáu đó hơn nhiều khi được chú ý. Đó là một sự thật rõ ràng.
Hãy cố làm dịu cơn tức giận của trẻ, hãy nói với trẻ rằng mọi việc đều bình thường và không có gì đáng để tức giận cả. Ngoài ra bạn cũng nên thử những cách khác như lau mặt cho trẻ bằng một chiếc khăn mát hay mang cho trẻ một cốc nước, một cốc hoa quả hay thứ gì đó mà trẻ thích. Tất cả đều có thể làm cho trẻ quên đi cơn tức giận của mình.
Miễn là trẻ không làm đau chính mình hay những bạn khác, bạn hãy để trẻ ở một mình khi cáu giận. Hãy cho trẻ thấy rằng bạn còn bận rộn với những việc khác và không thích ngồi đó nghe trẻ cáu giận. Bạn hãy nói với trẻ rằng khi nào trẻ hết cáu giận thì bạn sẽ quay lại.
Đôi khi bạn có thể phát hiện ra những dấu hiệu chứng tỏ trẻ chuẩn bị nổi cáu, hãy cố thu hút trẻ bởi việc gì đó và làm trẻ quên đi những thứ đang làm trẻ không hài lòng.
Hãy đưa ra cho trẻ những lựa chọn. Ví dụ như khi bạn muốn trẻ đi ngủ nhưng trẻ không muốn. Bạn có thể cho trẻ lựa chọn giữa việc mặc quần áo ngủ trước hay là rửa mặt và đánh răng trước. Sự lựa chọn có thể làm dịu đi cơn nóng giận của trẻ.
Nếu như trẻ đủ lớn và có những việc yêu thích, bạn có thể dùng chúng như là một cách để uốn nắn trẻ. Ví dụ như bạn sẽ cho trẻ biết rằng nếu như tiếp tục cáu giận, trẻ sẽ không được sang thăm bạn hàng xóm vào ngày mai nữa. Điều đó có thể giúp ích rất nhiều.
Ngoài ra, nếu như trẻ đã bắt đầu làm việc vặt trong nhà thì việc tăng thêm việc mỗi khi trẻ cáu cũng là một cách hữu hiệu giúp thay đổi tính khí nóng nảy.
Đừng nên quá lo lắng về tính khí nóng nảy của trẻ. Nếu tính khí đó không kết thúc sau một thời gian dài, bạn có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ nhi hay các chuyên gia tư vấn. Tuy nhiên bạn không nên vội vàng kết luận khi chưa thử một vài cách đã nhắc tới ở trên. Và nên nhớ, mỗi ngày bạn chỉ nên thử một cách mà thôi.
Lượt đọc: 10,835