Dạy trẻ Thông minh Tài chính 

Thông minh tài chính có phải là một khái niệm cao siêu, chỉ người lớn mới học và hiểu được? Hoàn toàn không phải như vậy. Chúng ta hãy bắt đầu nâng cao chỉ số thông minh tài chính cho trẻ bắt đầu từ việc dạy trẻ về giá trị của đồng tiền và giá trị của sức lao động.

Năm 2014, khi chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính bắt đầu đưa vào giảng dạy, chúng tôi đã đặt câu hỏi cho trẻ “ tiền đến từ đâu” và 1 trong nhiều câu trả lời là: “tiền đến từ cây ATM”. Gần đây chúng tôi có hỏi và có câu trả lời “tiền đến từ điện thoại”. Rất nhiều trẻ có thể tiêu tiền nhưng lại chưa hiểu tại sao chúng ta có tiền, vậy chúng ta hãy bắt đầu từ việc cùng trẻ tìm hiểu tiền đến từ đâu?

Trẻ nhỏ nhìn thấy chúng ta rút tiền, tiêu tiền. Đặc biệt trong thời đại công nghệ, việc chi tiêu của chúng ta thật tiện lợi, chỉ cần vài động tác, ta đã đặt được hàng và thanh toán dễ dàng và trẻ luôn nhìn thấy việc chi tiêu thường xuyên hơn trước, dễ dàng hơn trước.

Đã bao giờ các bố mẹ ngồi cùng con và nói về những vất vả mà cha mẹ đã phải trải qua để có được đồng tiền, tại sao bố hay về muộn, tại sao mẹ lại làm thêm, tại sao ngày nắng hay ngày mưa cha mẹ đều phải đều đặn và đúng giờ đi làm, đôi khi ốm cũng không dám nghỉ.

Dạy trẻ Thông minh Tài chính

Trong môi trường trải nghiệm của lớp học Thông minh Tài chính chúng tôi đã đặt ra những câu hỏi để trẻ thảo luận, tìm tòi, suy nghĩ và đưa ra những lập luận cho các vấn đề này:

  • Hãy kể những điều con biết về nghề bác sĩ,
  • Các bác sĩ cần học những gì và làm những gì để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • Họ có gặp khó khăn gì trong công việc của mình không?,
  • họ cũng có những niềm vui gì từ những công việc đó.
  • Theo con thì họ có vất vả không? Tại sao con nghĩ là vất vả
  • Để có thể làm tốt công việc của mình họ cần có những kỹ năng gì?
  • Theo con thì tiền đến từ đâu? Và nếu 1 bác sĩ lười nhác, không thích làm việc thì họ có kiếm được tiền lương hay không?….

Những đứa trẻ 8 tuổi có thể có những suy nghĩ gì, trình bày ý kiến của mình ra sao, trẻ có thể đưa ra lập luận, phân tích, đánh giá các tình huống hay không? Và làm thế nào để trẻ hiểu và sau đó đưa ra kết luận được về giá trị của đồng tiền, của công sức lao động.

Rồi tới điểm quan trọng nhất- chúng ta có nên hoang phí tiền không? Tại sao? Con sẽ làm như thế nào khi con rất muốn tiêu xài và mua nhiều thứ? Liệu con có liên tục xin tiền và mè nheo để có những món đồ mình thích hay không?

Bố mẹ hãy nhớ rằng ở tuổi lên 8, tư duy logic của con đã hình thành và đang phát triển, dạy trẻ đúng cách là phải khiến trẻ tâm phục khẩu phục, phải cho trẻ trình bày ý kiến, đưa ra những lập luận của mình, và cùng các bạn rút ra những kết luận đúng đắn.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay….

Lượt đọc: 186