KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 3
Khủng hoảng tuổi lên 3 là do đâu? Nhiều cha mẹ gặp vấn đề này và thấy rất hoang mang. Chúng ta cùng tìm hiểu để hiểu hơn về vấn đề này và tìm cách vượt qua giai đoạn này cùng con một cách êm thấm.
Chúng ta đều hiểu rằng bộ não của trẻ 3 tuổi đang học thế giới và các quy tắc, đôi khi trẻ gặp khó khăn trong truyền đạt mong muốn của mình, con sử dụng cơ thể và cử chỉ để thể hiện. Khi trẻ thấy không thể làm người khác hiểu thì một cơn giận dữ hoặc một tràng khóc và la hét vì những nguyên nhân rất nhỏ nhặt có thể xảy ra.
Sự bực bội, sốt ruột của trẻ khi chưa tìm ra cách trả lời cho 1 câu hỏi nào đó cũng có thể là mầm mống của một cơn giận vô cớ. Những đứa trẻ của chúng ta là thế, xung quanh chúng biết bao điều cần khám phá, và trẻ đang rất thích học.
Nếu chúng ta hiểu con trẻ và biết cách giao tiếp, biết trình bày suy nghĩ của mình hướng cho con trẻ biết lắng nghe, cho trẻ nhiều trải nghiệm để học hỏi, từ đó thỏa mãn trí tò mò và ham thích khám phá của trẻ thì những đứa trẻ lên 3 có thể bắt đầu một chặng đường học hỏi yên bình và thích thú.
Quan điểm sai lầm về dạy trẻ 3 tuổi.
- Lên 3 chỉ cần ăn no, ngủ kỹ, vận động cơ thể
- Không cần trẻ lên 3 phải làm gì, chỉ cần trẻ nghe lời và không khóc.
- Trẻ lên 3 còn nhỏ quá, biết gì mà dạy.
- Khủng hoảng tuổi lên 3 thật đáng sợ, chỉ có cách chờ nó qua đi.
Với quan điểm trên bố mẹ đang bỏ lỡ điều gì?
- Trẻ đang trong giai đoạn vàng phát triển não bộ, trẻ thích học mọi thứ, thích hỏi nhiều điều. Nếu bố mẹ quan tâm và đồng hành cùng trẻ, những triệu chứng khủng hoảng sẽ dần qua đi
- Trẻ học những bài học đầu tiên về giao tiếp. Khi trẻ biết cách giao tiếp, biết trình bày được suy nghĩ của bản thân thì trẻ thấy rằng mình không cần phải khóc lóc và la hét mà vẫn có thể đạt được mong muốn của mình. Từ đó trẻ sẽ học cách nói ra những suy nghĩ và mong muốn của mình
- Khi lên 3 trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng xã hội, nếu được chỉ dậy đúng cách và khuyến khích trẻ thực hành, trẻ sẽ biết cách cư xử đúng mực, như vậy giai đoạn khủng hoảng này sẽ bớt đi nhiều những căng thẳng
- Lúc này trẻ có ý thức về những cảm xúc buồn, vui, bực bội. Nếu cha mẹ luôn đồng hành và nhẹ nhàng phân tích cho trẻ về những cảm xúc này, chỉ cho trẻ cách giải quyết nhiều tình huống, trẻ sẽ dần biết cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực và học cách thể hiện cảm xúc của mình theo cách đúng mực hơn
- Trẻ bắt đầu hiểu về tính kỷ luật. Cha mẹ cần kiên định và công bằng khi dạy trẻ về tính kỷ luật. Có những điều trẻ không được phép làm, và khi trẻ đã hiểu những quy định của cha mẹ, trẻ sẽ giảm bớt mè nheo, khóc lóc cáu giận.
- Trẻ rất thích quan sát mọi thứ và bắt đầu ghi nhớ thông tin, cha mẹ cần cho trẻ có nhiều trải nghiệm giao tiếp với mọi người, phân tích cho trẻ về những điều trẻ thấy được, điều gì là đúng, điều gì là sai, tất nhiên bố mẹ sẽ cần kiên nhẫn, giải thích nhiều lần cho tới khi những điều này được ghi nhớ sâu trong trẻ.
Bố mẹ hãy nhớ rằng giai đoạn vàng phát triển của não bộ là trong giai đoạn 0-8 tuổi. Khi 3 tuổi thì các mối quan hệ của trẻ được mở rộng, trẻ thu nhận nhiều thông tin. Trong số các thông tin đó có những thứ đúng và những thứ chưa đúng, chúng ta cần dạy cho trẻ rất nhiều điều.
Bố mẹ nào cho rằng không thể bỏ lỡ cơ hội vàng cho sự phát triển của não bộ, không thể bỏ lỡ cơ hội đặt nền tảng tốt nhất cho con, hãy liên lạc với Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh, chúng tôi có những trải nghiệm rất tuyệt và rất độc đáo cho trẻ 3-4.
Bố mẹ muốn tìm các khóa học giúp trẻ yêu thích học tập từ nhỏ hãy liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 0961362606 hoặc ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
Lượt đọc: 1,031