NGUYÊN NHÂN KÉM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC Ở TRẺ

EQ chiếm 80% thành công của trẻ, nhưng thực tế ngày nay trẻ lại kém phát triển trí tuệ cảm xúc, nguyên nhân của việc kém phát triển trí tuệ cảm xúc ở trẻ em là gì?

  1. Thiếu giao tiếp, tương tác: Trẻ nhỏ học về cảm xúc và những ứng xử cảm xúc thông qua quan sát và hành vi của bạn bè đồng trang lứa và người lớn. Nếu thiếu giao tiếp, ít được tiếp xúc trẻ rất khó khăn trong việc thể hiện và quản lý cảm xúc lành mạnh, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc của chính mình.

Thông qua giao tiếp trẻ sẽ hiểu được cảm xúc, học được cách ứng xử để phát triển trí tuệ cảm xúc của mình.

  1. Không được quan tâm đầy đủ: Trẻ cần sự quan tâm, hỗ trợ đầy đủ về mặt cảm xúc từ người chăm sóc hoặc nhà trường, để hiểu và quản lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Việc thiếu sự hỗ trợ này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, một số cha mẹ bận rộn, ít quan tâm tới con, con không ở với cha mẹ hoặc thiếu sự thống nhất trong nuôi dạy trẻ.
  2. Chấn thương tâm lý hoặc trải nghiệm buồn trong thời thơ ấu: Trẻ nhỏ từng trải qua chấn thương tâm lý hoặc trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và hình thành các mối quan hệ lành mạnh. Những điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và khả năng đối phó với căng thẳng, góp phần làm giảm chỉ số EQ của trẻ.
  3. Môi trường xã hội: Áp lực từ bạn bè, bắt nạt hoặc bị cô lập có thể tác động tiêu cực đến cảm xúc và EQ của trẻ, dẫn tới việc những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc xác định được cảm xúc và ứng xử xã hội đúng đắn, áp lực đối mặt với sự từ chối có thể làm trẻ gặp khó khăn trong phát triển trí tuệ cảm xúc.
  4. Xung đột hoặc ly hôn của cha mẹ: Các xung đột lớn trong gia đình, sự ly thân hoặc ly hôn của cha mẹ, những bất hòa giữa các thành viên trong gia đình có thể khiến trẻ đau khổ và ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc. Những bất ổn về cảm xúc trong gia đình có thể góp phần làm giảm mức EQ ở trẻ em.
  5. Trẻ thiếu vốn từ vựng về cảm xúc: Những trẻ bị hạn chế vốn từ vựng thể hiện cảm xúc có thể gặp vấn đề trong xác định và điều chỉnh cảm xúc của chúng. Nếu không có vốn từ vựng để diễn đạt cảm xúc của mình, trẻ có thể có hành vi bộc phát hoặc rút lui.
  6. Quá chú trọng đến thành tích học tập: Trong những môi trường mà thành công trong học tập được ưu tiên hơn sức khỏe tinh thần, trẻ em có thể không nhận được đủ sự quan tâm và hỗ trợ cho sự phát triển cảm xúc của mình. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến sự thiếu nhận thức và hiểu biết về cảm xúc.
  7. Chiều con quá mức có thể là 1 trong nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ thiếu trí tuệ cảm xúc.

Khi trẻ được chiều quá mức, họ có thể thiếu cơ hội tự lập và tự giải quyết vấn đề. Điều này có thể làm yếu đi khả năng tự tin và tự động lực của trẻ, một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Khi được chiều quá mức, trẻ có thể không biết cách đối mặt và quản lý cảm xúc tiêu cực như sự tức giận hoặc sự thất vọng một cách lành mạnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của trẻ trong tương lai.

  1. Những rối loạn tâm lý cũng được tính tới, một số người mắc chứng ái kỷ-thương yêu bản thân thái quá, chỉ quan tâm đến bản thân, kiêu ngạo, luôn mong muốn người khác ngưỡng mộ và tôn trọng mình nhưng lại thiếu sự đồng cảm với người khác. Đây là 1 trong những dấu hiệu của người có EQ thấp, đây cũng là một bệnh rối loạn tâm lý cần điều trị.

Mất khả năng diễn đạt cảm xúc (alexithymia), hay mù cảm xúc là một cấu trúc nhân cách với nét đặc trưng là thiếu khả năng nhận biết và miêu tả cảm xúc của bản thân. Những đặc điểm chính bao gồm loạn chức năng rõ rệt trong việc nhận thức cảm xúc, việc gắn bó với xã hội và trong quan hệ với người khác. Thêm vào đó, người mất khả năng này cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt và trân trọng cảm xúc của người khác. Điều này được cho là nguyên nhân gây ra những phản ứng thiếu đồng cảm và có hiệu quả cảm xúc kém.

Để giúp trẻ có được trí tuệ cảm xúc tốt, chúng ta cần quan tâm, hỗ trợ và tìm giải pháp, dạy trẻ hiểu biết về cảm xúc, thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh và tạo ra một môi trường nuôi dưỡng nơi trẻ cảm thấy an toàn để thể hiện bản thân và phát triển trí tuệ cảm xúc.

Hãy ĐĂNG KÝ hoặc liên lạc với Bé Thông Minh để được tư vấn.

Lượt đọc: 264