PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH GIAO TIẾP CHO TRẺ

Trí thông minh giao tiếp đặc biệt giúp cho chúng ta trong cuộc sống, giúp ta truyền đạt thông tin hiệu quả, có được sự tin yêu của mọi người, giúp ta có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn. Phát triển Trí thông minh giao tiếp là nhiệm vụ rất quan trọng và cần làm từ nhỏ cho trẻ.

Phát triển trí thông minh giao tiếp cho trẻ thông qua những câu chuyện

  • Tranh cãi giữa trẻ nhỏ là việc xảy ra thường xuyên và không thể tránh khỏi giữa anh chị em trong gia đình, giữa bạn bè đồng trang lứa. Bố mẹ hãy kể và thảo luận về những  câu chuyện đó, đây là cách giúp con phát triển trí thông minh giao tiếp và phát triển thông minh cảm xúc. Những câu hỏi thường được nêu ra là: theo con tại sao họ cãi nhau?, nếu con là 1 bạn trong số đó thì con sẽ làm gì? Ồ, tại sao bạn này lại nghĩ như vậy nhỉ, con có nghĩ như vậy không?…
  • Trẻ nhỏ rất tinh ý khi quan sát những người xung quanh, bố mẹ hãy cho con xem các biểu cảm trên khuôn mặt của nhiều người và cùng thảo luận xem con nghĩ là họ đang vui hay buồn, cáu giận hay sung sướng, bực bội hay hiền hòa… cử chỉ của mọi người cũng nói lên nhiều điều về suy nghĩ của họ, con xem hình ảnh một đám đông đang reo hò, đang phẫn nộ và con có đoán được họ đang nghĩ gì không. Cũng hoạt động này nhưng khi con lớn hơn bố mẹ có thể yêu cầu con viết lại những suy đoán của mình.
  • Trẻ nhỏ rất dễ cáu, ít kiềm chế được cảm xúc, khá ích kỷ và cái tôi rất cao. Khi con bình tĩnh bố mẹ hãy hỏi xem con suy nghĩ gì nếu bạn lấy đồ chơi của con, nếu bạn chế nhạo con hoặc làm những động tác khiến con bực bội. Nếu con làm như vậy thì con nghĩ bạn có cáu giận giống con không? Bố mẹ cần thường xuyên chia sẻ quan điểm của mình về sự chia sẻ, cảm thông.

Phát triển trí thông minh giao tiếp cho trẻ thông qua tình bạn và hoạt động tương tác với mọi người.

  • Trẻ nhỏ phát triển giao tiếp nhanh nhất khi chơi với bạn bè. Bố mẹ hãy cho con cơ hội làm các hoạt động, dự án nhỏ với các trẻ khác
  • Thông minh giao tiếp còn được phát triển khi con có khả năng quan sát mọi người, hiểu được tình cảm, suy nghĩ và vấn đề của họ, bố mẹ hãy chú ý điều này.
  • Bố mẹ hãy dần giao cho trẻ các việc cần phải gặp gỡ và tương tác với người khác, khi trẻ cần gặp gỡ, cần làm tốt vai trò của mình thì các kỹ năng về thông minh giao tiếp sẽ càng phát triển,
  • Ngoài bạn bè, thầy cô và những người trong gia đình con chắc chắn có những cơ hội tiếp xúc với những người khác nữa, ví dụ như bác tài xế taxi, bác hàng xóm, cô bán rau, cô bán tạp phẩm, … con có hiểu về công việc và sự vất vả của họ không, con cảm thấy họ vui vẻ hay khó chịu, thân thiện hay khó tính…. Và con có thích điều đó hay không, đoán xem tại sao lúc đó họ lại có những biểu hiện như vậy.

Lắng nghe, hiểu con và trao đổi với con

  • Khi con muốn giải thích với bố mẹ về những điều con biết được, học được hoặc khám phá được thì bố mẹ cần chăm chú lắng nghe dù bố mẹ có thể đã biết rất rõ về điều này. Mặc dù mọi người rất bận rộn với việc, bố mẹ vẫn cần cố gắng tranh thủ những khoảng thời gian rỗi, khi ăn sáng, ăn tối, ngày nghỉ để lắng nghe con.
  • Bố mẹ cũng nên hỏi con về tính cách của bạn bè, về cảm xúc, cách biểu hiện của các bạn khác. Con suy nghĩ gì về các tính cách đó, theo con thì con sẽ làm gì nếu con ở vào vị trí của bạn trong các tình huống đó.
  • Bố mẹ nên có mối quan hệ với bạn bè và cha mẹ của bạn bè của con để tổ chức các buổi học nhóm, đi chơi cùng nhau, tham gia các hoạt động công ích hoặc từ thiện,. Rất mất thời gian các bạn ạ, nhưng trẻ nhỏ cần bạn bè và học từ bạn bè cùng trang lứa rất nhiều, vì thế hãy tìm cách.
  • Khi con có thể tự lập hãy cho con tham gia các trại hè, con sẽ tự lập trong môi trường không có cha mẹ và học cách tương tác tốt nhất với những người xung quanh cũng như thể hiện năng lực vốn có của mình.

Phát triển trí thông minh giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động nhóm

  • Trẻ nhỏ cần tham gia nhiều hoạt động trong nhóm, khi con là một trưởng nhóm vai trò của con là cùng thúc đẩy cả nhóm hoạt động để mục tiêu chung, con cần đưa ra những hướng dẫn và quyết định, khi con là một thành viên của nhóm con cũng cần hiểu trách nhiệm của mình như thế nào. Để có được thành công thì mọi người trong nhóm cần biết lắng nghe, phân tích tình hình và đưa ra quyết định, lắng nghe cũng là một nghệ thuật để hiểu người khác, hiểu tình hình để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Phát triển trí thông minh giao tiếp

  • Khi con lớn hơn, bố mẹ có thể hướng dẫn con lập ra đề cương sinh hoạt nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tùy theo năng lực của mỗi thành viên trong nhóm, dự kiến các xung đột hoặc ứng xử khi thực hiện đề cương đó.
  • Tập phỏng vấn bạn bè và người thân, hoặc làm các bản khảo sát, các hoạt động này mang tới rất nhiều lợi ích và tạo sự năng động, khai thác xử lý tình huống cho trẻ đồng thời phát triển ngôn ngữ, học cách đàm phán, học cách khai thác thông tin…

Trí thông minh giao tiếp chỉ phát triển khi ta có giao tiếp, vì vậy chúng ta cần tạo ra nhiều cơ hội để con giao tiếp, vui chơi và tham gia các hoạt động thực cùng với bạn bè, người lớn.

Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh là môi trường tạo ra những trải nghiệm cho con phát triển trí thông minh này.

Bố mẹ muốn tìm các khóa học giúp trẻ yêu thích học tập từ nhỏ hãy liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0961362606 hoặc đăng ký tại đây

Lượt đọc: 1,034